Sunday, September 24, 2006

* Chương 43* Bối cảnh chiến tranh ý thức hệ của tình hình Việt Nam

Qua ý kiến và nhận định của gần 70 tác giả, Hồ Chí Minh luôn luôn hiện ra dưới hai khuôn vóc hoàn toàn trái ngược và trở thành trung tâm của hàng loạt nghi vấn.

Hồ Chí Minh là người yêu nước đã mang hạnh phúc về cho nhân dân hay chỉ là kẻ đưa chủ nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam dựng nên một chế độ chuyên chính biến toàn dân thành nô lệ sống dưới trăm ngàn mối áp bức đe dọa?

Hồ Chí Minh là đại anh hùng cứu quốc có công giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân bảo vệ nền độc lập quốc gia hay chỉ là kẻ gây cảnh núi xương sông máu kéo dài suốt một nửa thế kỷ, tàn sát hàng chục triệu nạn nhân?

Hồ Chí Minh là vị cha già dân tộc đã chấp nhận hy sinh trọn đời để phụng sự đồng bào hay chỉ là kẻ mê hoặc cưỡng bức đồng bào đóng vai những công cụ phụng sự cho tham vọng bá chủ thế giới của Liên Xô?

Hồ Chí Minh là con người giản dị, ngay thẳng có cuộc sống thanh khiết cao cả thánh thiện như một thiên thần hay chỉ là kẻ xảo trá, lường gạt với trăm ngàn thủ đoạn che giấu chân tướng đầy những vết nhơ?…

Hồ Chí Minh là con người ôn nhu, hiếu hòa bị đàn em hiếu chiến khống chế trong chủ trương đánh chiếm miền Nam bằng võ lực hay là một lãnh tụ gian hùng bề ngoài đóng vai ông Thiện để điều khiển thủ hạ làm ác? ….

Đó là một vài nghi vấn tiêu biểu.

Để giải đáp thỏa đáng những nghi vấn này, không thể dựa vào số lượng lời khen tiếng chê, cũng không thể giới hạn theo một số sự kiện nào đó thuộc phạm vi đời sống cá nhân.

Hồ Chí Minh có thể rất đắc nhân tâm do luôn biểu hiện phong thái chân thành đơn giản, tự nhiên thân mật.

Hồ Chí Minh có thể từng ôm ấp những ước mong phù hợp với ước mong của hết thẩy mọi người.

Hồ Chí Minh có thể chỉ có một thói xấu duy nhất như chính ông đã từng tự đánh giá là “nghiền thuốc lá”.

Hồ Chí Minh có thể bị thù ghét nhiều hơn yêu thương hoặc ngược lại, được toàn dân kính mến vv…

Bản thân những sự kiện trên rất quan trọng để hiểu về bất kỳ con người nào nhưng không đóng góp được bao nhiêu trong việc đánh giá con người Hồ Chí Minh.

Dù muốn dù không, Hồ Chí Minh đã là một nhân vật lịch sử và là nhân vật lịch sử ghi lại dấu ấn đậm đà trong một giai đoạn đầy sóng gió của Việt Nam. Cho nên, những nghi vấn về con người Hồ Chí Minh chỉ có thể giải đáp bằng chính thực tế lịch sử Việt Nam gắn bó với mọi hành vi của ông.

Thực tế lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 lại không thể tách rời khỏi ảnh hưởng của nhiều biến cố thế giới, trong đó có cuộc Cách Mạng Tân Hợi xóa bỏ chế độ phong kiến tại Trung Hoa và đặc biệt là cuộc Cách Mạng Vô Sản Nga.

Cả hai cuộc cách mạng trên đều trực tiếp ảnh hưởng vào tình hình Việt Nam với những dấu ấn rõ rệt.

Cuộc Cách Mạng Tân Hợi thúc đẩy những nỗ lực đấu tranh nhắm mục tiêu tiến tới Dân Tộc Độc Lập, Dân Quyền Tự Do, Dân Sinh Hạnh Phúc trong đó, kẻ địch cần lật đổ được xác định cụ thể là thế lực ngoại bang thống trị.

Cuộc Cách Mạng Vô Sản chọn chủ nghĩa Marx làm lý tưởng thúc đẩy một cuộc đấu tranh không hướng về quyền lợi dân tộc mà nhắm phụng sự quyền lợi giai cấp vô sản trên toàn thế giới nên bao trùm nhiều mặt phức tạp hơn, trong đó quan niệm bạn và thù thay đổi tùy theo thực tế của từng giai đoạn đã dẫn tới không ít ngộ nhận về mọi biến cố.

Để tránh tình trạng này, cần nhìn lại chủ thuyết Cộng Sản cùng các phương thức đấu tranh mà Cộng Sản áp dụng, nhất là vì trên thực tế, Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản đã giành được vai trò chủ động trên chính trường Việt Nam từ tháng 8-1945.

Ngày nay, chủ thuyết Cộng Sản đã lỗi thời, nhưng không thể phủ nhận tác động của nó trong tình hình Việt Nam kể từ thời điểm trên. Cho nên, dù muốn dù không vẫn cần ghi lại một số nét chủ yếu trong mấy tiêu điểm đã trở thành nền tảng của mọi biến cố từng xẩy ra tại Việt Nam (1) :

– Chủ thuyết Cộng Sản và mục tiêu cuối cùng.

– Chiến lược và sách lược đấu tranh.

– Vai trò lãnh đạo của Đệ Tam Quốc Tế.

– Võ khí chính trong tiến hành đấu tranh.



I. Chủ thuyết và mục tiêu cuối cùng.

Chủ thuyết Cộng Sản minh thị mục tiêu cuối cùng là phụng sự giai cấp vô sản nên chủ trương phải phát động đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp phát xuất từ định luật mâu thuẫn trong duy vật biện chứng và từ quan niệm duy vật lịch sử cho rằng đã đến lúc giai cấp bị bóc lột là vô sản vùng lên đấu tranh lật đổ giai cấp bóc lột là tư bản để thiết lập chuyên chính vô sản.

* Duy vật biện chứng gồm 4 định luật chính: vạn vật tương quan, vạn vật biến chuyển, lượng biến chất biến và mâu thuẫn nội tại.

– Vạn vật tương quan: Theo duy vật biện chứng, thiên nhiên là một toàn bộ trong đó các sự vật và hiện tượng liên hệ hữu cơ với nhau, lệ thuộc vào nhau, quyết định lẫn nhau. Không có hiện tượng nào trong thiên nhiên có thể hiểu được, nếu tách rời khỏi những hiện tượng khác ở xung quanh.

– Vạn vật biến chuyển: Thiên nhiên luôn luôn chuyển biến, luôn luôn đổi mới và phát triển theo hướng một cái gì đó đang hình thành, lớn dần lên trong khi một cái gì đó đang tan rã, tự hủy. Engels viết trong Biện Chứng của thiên nhiên: “Tất cả thiên nhiên, từ cái nhỏ nhất tới cái lớn nhất, từ hạt cát tới mặt trời, từ một sinh vật nguyên sinh (gồm chỉ một đơn bào sống) tới con người, luôn luôn ở trong trạng thái đang phát sinh và đang tiêu diệt, trong một dòng chảy đổi thay liên tục, trong một trạng thái chuyển động và đổi thay không ngừng.”

– Lượng biến chất biến: Engels dùng khoa học tự nhiên với những ví dụ đơn sơ như nước đun sôi biến thành hơi nước và sự tiến hóa nhảy vọt từ loại này sang loại khác, như từ vượn lên người (thuyết tiến hóa của Darwin) vv… để chứng minh nếu lượng (quantity) tăng, tăng mãi sẽ đến lúc biến thành chất (quality). Sự biến đổi này là một đột biến, không phải ngẫu nhiên mà theo quy luật thiên nhiên, do tích lũy kết quả nhiều đổi thay từ từ không cảm thấy được chất chứa lại mà thành.

– Mâu thuẫn nội tại: là định luật quan trọng nhất. Lênin nói: “Biện chứng, có nghĩa là sự nghiên cứu mâu thuẫn trong chính bản chất tinh túy của sự vật.” Người ta thường nói nhìn sự vật bằng con mắt biện chứng tức là nhìn cái gì cũng thấy hai khía cạnh tương phản của nó, mặt tích cực và mặt tiêu cực.

Stalin viết: “Biện chứng pháp cho rằng tiến trình phát triển từ cái thấp hơn tới cái cao hơn xảy ra không phải như một diễn biến hài hòa của các hiện tượng mà như sự bộc lộ của những mâu thuẫn nằm sẵn trong các sự vật và hiện tượng, như là “sự đấu tranh” giữa những xu hướng đối nghịch đang hoạt động trên nền tảng của những mâu thuẫn đó.”

Chủ nghĩa Marx cho rằng trong sự vật và hiện tượng luôn luôn sẵn có mâu thuẫn như thế nên đấu tranh là luật tự nhiên không thể tránh và từ đó phát xuất cuộc đấu tranh giai cấp.

* Duy vật lịch sử chia lịch sử nhân loại làm 5 thời kỳ: cộng sản nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản và cuối cùng là cộng sản (chuyên chính vô sản).

Chế độ cộng sản nguyên thủy phát triển đã mang sẵn trong mình cái mầm mâu thuẫn và một chế độ khác tốt đẹp hơn từ cái mầm đó mà phát sinh là chế độ nô lệ.

Stalin viết: “Ngày nay trong những điều kiện xã hội hiện tại, nhìn lại ta thấy chế độ nô lệ là phi lý, nhưng trong hoàn cảnh lịch sử lúc ấy, nó là hiện tượng tự nhiên của thiên nhiên có thể hiểu được, vì nó tượng trưng cho một bước tiến hơn so với chế độ cộng sản nguyên thủy.”

Stalin tiếp tục nói về các chế độ kế tiếp cũng tương tự như vậy với chủ ý diễn tả định luật mâu thuẫn và định luật biến chuyển luôn theo đà tiến về phía trước của phép biện chứng duy vật. Áp dụng các định luật này vào việc tìm hiểu mọi biến chuyển của xã hội loài người sẽ nhận thức chính xác hơn về các hiện tượng lịch sử. Điều quan trọng là trong mỗi biến chuyển bao giờ cũng có tình trạng nhảy vọt từ lượng lên chất. Do đó cần phải làm cách mạng, chứ không chấp nhận cải lương (cải cách từ từ). Stalin viết: “Do đó, sự quá độ (sự chuyển tiếp) từ tư bản chủ nghĩa đến xã hội chủ nghĩa và giải phóng giai cấp công nhân khỏi ách tư bản chủ nghĩa không thể thực hiện bằng những thay đổi từ từ chầm chậm, bằng những cải cách, mà chỉ có thể thực hiện bằng một thay đổi về chất của chế độ tư bản, nghĩa là bằng cách mạng. Vì vậy, để khỏi lạc đường trong chính sách, cần phải làm cách mạng, chứ không phải cải cách.”

Trong Tuyên Ngôn Cộng Sản, Marx viết: “Bạo lực là bà đỡ của cách mạng” và sau này Mao Trạch Đông phỏng theo: “Quyền lực phát xuất từ họng súng.” Engels cũng nói: “Không có vũ khí phê phán nào thay thế được sự phê phán bằng vũ khí.”

Đó là dòng tư duy xuyên suốt từ mâu thuẫn nội tại tới đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng theo luật lượng biến chất biến nhảy vọt và cách mạng bạo lực.

Stalin giải thích rõ hơn về tính chất và nhu cầu của đấu tranh giai cấp: “Nếu sự phát triển xuất phát bằng cách bộc lộ những mâu thuẫn nội tại, bằng cách va chạm, xung đột giữa những lực đối kháng trên căn bản của những mâu thuẫn đó, và như thế, để lướt thắng những mâu thuẫn, thì đã rõ cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và không thể tránh.”

Tóm lại, theo các nhà duy vật, đấu tranh giai cấp bằng cách mạng bạo lực là lẽ tất yếu. Đấu tranh giai cấp là cuộc chiến giữa hai giai cấp tư bản và vô sản nên bắt buộc là cuộc chiến mang tính toàn cầu vì giai cấp hiện diện ở mọi quốc gia. Đấu tranh giai cấp cũng là cuộc chiến trường kỳ vì chỉ chấm dứt khi chế độ Tư Bản hoàn toàn bị thủ tiêu để hình thành chế độ Cộng Sản trên toàn thế giới. (2) Đó là cuộc chiến ý thức hệ, bắt nguồn từ bản chất ý hệ Mác Xít.



2- Chiến lược và sách lược đấu tranh.


Xác định đấu tranh giai cấp là tất yếu, nhưng Marx cho rằng cách mạng vô sản chỉ có thể bùng nổ ở những nước tư bản công nghiệp cực thịnh, trong đó giai cấp vô sản chiếm đại đa số. Tại những nước này, giai cấp vô sản trở thành lực lượng áp đảo sẽ đánh bại và tiêu diệt giai cấp tư sản để nắm quyền độc tôn gọi là “chuyên chính vô sản”. (3) Giai cấp vô sản – proletariat, theo Mác, là giới công nhân không có tài sản, nhất là không có phương tiện sản xuất và chuyên chính vô sản là nền thống trị độc tôn của giai cấp đó.

Nhưng Lênin lại muốn thực hiện cách mạng vô sản tại Nga là một nước chưa đạt tới mức phát triển cao về công nghiệp.

Như thế, nếu chỉ dựa vào riêng giai cấp công nhân để tiến hành cách mạng chắc chắn sẽ thất bại. Nhìn vào thực tế xã hội Nga đầu thế kỷ 20, Lênin giải thích chữ proletariat theo nghĩa rộng hơn gồm cả giới quân nhân phần đông là nông dân cho nên trước tháng 4-1917, Lênin từng chủ trương liên minh công nông chống tư sản.

Sau đó, trong những văn kiện đưa ra vào các tháng 4, 7, 8-1917 được Stalin trưng dẫn trong Stalin tuyển tập, Lênin đã thu hẹp từ nông dân thành bần cố nông.

Tuy nhiên, theo trích dẫn của Stalin, định nghĩa về “chuyên chính vô sản” của Lênin vẫn không rời xa định nghĩa của Marx: “Nếu chúng ta dịch từ Latinh có tính khoa học – triết lý – sử học “dictature du proletariat”sang ngôn ngữ đơn giản thì nó chỉ có nghĩa như sau: Chỉ có một giai cấp nhất định, là giai cấp của công nhân thành thị, và công nhân công nghiệp nói chung, có khả năng lãnh đạo nhân dân lao động và những người bị áp bức bóc lột trong cuộc đấu tranh nhằm giải phóng họ khỏi ách thống trị của tư bản, trong tiến trình lật đổ này, trong cuộc đấu tranh để duy trì và củng cố chiến thắng, trong công cuộc tạo lập một hệ thống xã hội mới, hệ thống xã hội xã hội chủ nghĩa, trong cuộc đấu tranh toàn bộ nhắm xóa bỏ hoàn toàn các giai cấp.” (4)

Trên thực tế, Lênin từng đưa ra một định nghĩa về “chuyên chính vô sản” hơi khác: “Chuyên chính vô sản là một hình thức liên minh đặc biệt giữa giai cấp vô sản ( proletariat ) là đội tiền phong của nhân dân lao động và nhiều giai tầng nhân dân lao động khác không phải vô sản ( như tiểu tư sản, các tiểu chủ, nông dân và trí thức, vân vân...), hoặc đa số những tầng lớp này. Đó là một sự liên minh chống tư bản, một liên minh nhắm đánh đổ hoàn toàn tư bản, nhắm dẹp bỏ hoàn toàn sự chống đối của giới tư sản và bất cứ cố gắng nào của giai cấp này nhằm tự khôi phục, một liên minh nhắm thiết lập và củng cố chủ nghĩa xã hội.” (5)

Định nghĩa được gia giảm này có thể hiểu là do yêu cầu của chiến lược và sách lược đấu tranh nhắm thích ứng với hoàn cảnh thực tế của từng giai đoạn. Tuy nhiên, ngay trong gia giảm đã có sự xác định rõ vai trò lãnh đạo không hề thay đổi.

Thực tế đòi hỏi phải liên minh với những phần tử hay giai cấp khác, vì giai cấp vô sản không thể tự mình làm nổi cuộc cách mạng, đặc biệt tại một nước nông nghiệp như nước Nga, nhưng giai cấp vô sản (proletariat) vẫn là đội tiền phong tức ở vị thế nắm quyền lãnh đạo các lực lượng đồng minh. Mọi phần tử không chịu đặt mình dưới sự lãnh đạo đó phải gạt bỏ, thậm chí thủ tiêu và khi đã toàn thắng, không cần sự hỗ trợ của các thành phần khác thì các thành phần này cũng nằm trong thế bị loại trừ không do dự.

Vai trò nông dân trong xã hội Nga lúc ấy rất quan trọng nên tại đại hội kỳ 2 Đệ Tam Quốc Tế, Lênin đã cho thành lập tổ chức Quốc Tế Nông Dân (Krestintern).

Nhưng khai thác thành phần nông dân vẫn chưa đủ tạo sức mạnh cho phong trào cách mạng vô sản nên Lênin lại đưa ra đề cương về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa thực dân nhắm thu phục những dân tộc bị áp bức tại các quốc gia bị trị biến thành lực lượng đồng minh của phong trào.

Stalin đã viết về quyết định này của Lênin như sau: “Lênin luôn luôn nhắc đi nhắc lại, không có sự liên minh với quần chúng của các dân tộc khác, thì vô sản Nga đã không chiến thắng. Trong những bài ông viết về vấn đề dân tộc và trong các đại hội Quốc Tế Cộng Sản, Lênin đã nói đi nói lại rằng thắng lợi của cách mạng thế giới sẽ không thể có, nếu không có liên minh cách mạng giữa vô sản của các nước tiên tiến với các dân tộc bị áp bức của các thuộc địa bị nô dịch.” (6)

Như vậy, từ căn bản, vấn đề liên minh không hề đặt trên nền tảng tinh thần đoàn kết giữa các thành phần khác nhau mà chỉ là hành vi cần thiết để giành chiến thắng cho phong trào cách mạng vô sản trong một giai đoạn nào đó. Nói một cách khác, liên minh chỉ là vấn đề sách lược trong đó, giai cấp vô sản luôn nắm quyền lãnh đạo và đấu tranh vì mục đích tiến tới chuyên chính vô sản chứ không vì lợi ích của các dân tộc bị trị cũng như lợi ích của các thành phần giai cấp khác.

Lênin liên minh với nông dân Nga chỉ vì mục đích giành quyền lãnh đạo cho đảng Bolchevick nên sau khi thành công đã lập tức cho dựng những nông trường tập thể và thẳng tay tiêu diệt các thành phần địa chủ, phú nông.

Đây cũng là thực tế diễn ra tại Việt Nam qua trường hợp các Mặt Trận Việt Minh, Mặt Trận Liên Việt, Mặt Trận Tổ Quốc… Hồ Chí Minh kêu gọi tinh thần đoàn kết của các tầng lớp yêu nước để phát triển lực lượng đấu tranh và khi nắm được quyền hành thì lập tức ban bố chính sách cải cách ruộng đất để tiêu diệt địa chủ, phú nông và tất cả những ai dám chống lại đường lối lãnh đạo của đảng, đồng thời cho tổ chức các cấp hợp tác xã theo mẫu mực Liên Xô.

Hồ Chí Minh đã thực hiện đúng sách lược của Lênin về liên minh và chủ nghĩa dân tộc theo hướng tiến tới thiết lập nền chuyên chính vô sản gom trọn quyền hành trong tay Đảng.

Thực ra tại Việt Nam cũng như tại Liên Xô và các quốc gia Cộng Sản khác, Đảng chỉ là một danh nghĩa được vận dụng bởi một thiểu số lãnh đạo. Do đó, phía sau những tấm bình phong đảng tiên phong, đảng của giai cấp công nhân…chỉ là một nhóm cá nhân thi hành những chính sách cai trị bất chấp quyền lợi của nhân dân, kể cả quyền lợi của chính giai cấp được đề cao trong mục tiêu phụng sự.

Dù vậy, phong trào cách mạng vô sản luôn gắn bó với quan niệm đấu tranh giai cấp phát xuất từ duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Marx, đồng thời luôn trung thành với quan điểm chiến lược sách lược đấu tranh của Lênin và Stalin (7) để triển khai theo chiều hướng mâu thuẫn nội tại thường trực trong vạn vật là nguồn cỗi đấu tranh bất tận nên mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp Tư Bản bóc lột và giai cấp Vô Sản bị bóc lột là nguồn cỗi đấu tranh trường kỳ cho đến khi giai cấp tư bản bị tiêu diệt.

Phát xuất từ định đề này, mọi khái niệm về chiến tranh hay hòa bình, về phương lược vận động, về đối tượng bạn hay thù vv…của cộng sản hoàn toàn khác biệt so với những khái niệm thông thường.

Trước hết, đấu tranh giai cấp được hình dung như một cuộc chiến toàn diện, thường trực và trường kỳ nên không nhất thiết phải xác định bằng những cảnh súng nổ bom rơi hay đâm chém chết chóc.

“Chiến tranh là kế tục của chính trị bằng những phương tiện khác” và “Hòa bình là kế tục của chiến tranh bằng những phương tiện khác.”

Định nghĩa ấy của Von Clausewitz, thày của Frederick Engels, trong khái niệm toàn bộ chiến đã được Cộng sản áp dụng triệt để trong việc theo đuổi mục tiêu cuối cùng và tối cao của đấu tranh giai cấp là “tiêu diệt hoàn toàn giai cấp tư sản”. Đó là chiến lược tổng quát soi sáng và giữ vững tính chất nhất quán cho mọi chiến lược giai đoạn cùng các sách lược cần thiết chiếu theo hoàn cảnh thực tế khác biệt trong từng thời kỳ.

Trong tác phẩm Những nguyên lý của chủ nghĩa Lênin, Stalin phân biệt chiến lược tổng quát là chiến lược chung cho toàn bộ cuộc đấu tranh giai cấp còn chiến lược giai đoạn là những chiến lược cụ thể hơn cho các giai đoạn tương đối dài và lớn. Trong chiến lược cụ thể lại gồm nhiều sách lược giai đoạn, tùy thuộc những điều kiện thực tế của từng thời kỳ tương đối ngắn hơn. Chiến lược giai đoạn hay sách lược đấu tranh giai cấp luôn được hình dung như một cuộc chiến nên luôn đòi hỏi sự xác định mục tiêu, sứ mạng, địa hình địa vật, kế hoạch bố trí lực lượng... và nhất là 3 yếu tố ta, thù, bạn.

Trong chiến lược tổng quát, mục tiêu cuối cùng và sứ mạng bất di bất dịch của cuộc chiến là tiêu diệt tư bản nên khái niệm về ta, thù và bạn đã hoàn toàn sáng tỏ. Ta là giai cấp vô sản, thù là giai cấp tư sản và tất cả những ai ủng hộ nó, còn bạn là những ai thuộc các giai cấp khác chịu đứng chung và ủng hộ giai cấp vô sản.

Nhưng trong các chiến lược giai đoạn và sách lược vắn hạn, khái niệm này trở nên bất định và vô cùng phức tạp. Tùy theo tình hình thế giới và tình hình địa phương, tùy theo “cao trào hay thoái trào cách mạng”, khái niệm về bạn và thù sẽ thay đổi, kẻ thù chính có thể trở thành kẻ thù phụ, thậm chí có khi tạm trở thành bạn.

Trên thực tế, đối với Liên Xô, có lúc Đức là kẻ thù chính khi Liên Xô cần liên minh với Anh – Pháp, có lúc Đức lại trở thành bạn khi do tình hình biến chuyển Liên Xô cần liên minh với Đức chống Anh – Pháp.

Qua sách lược vận động cách mạng Nga tháng 10-1917, theo trưng dẫn của Stalin trong Thư gửi đồng chí S. Pokrovsky, ban đầu đảng Bolshevik nêu khẩu hiệu “chuyên chính của giai cấp vô sản và giai cấp nông dân – the peasantry”, nhưng sau đó lại đổi thành “chuyên chính của giai cấp vô sản và giai cấp bần cố nông – the poorest strata of peasantry”. Như vậy, chỉ riêng trong giai đoạn đó thôi, một bộ phận nông dân đã bị gạt ra ngoài cái “ta” tức vừa là bạn đã trở thành thù..



3. Vai trò lãnh đạo của Đệ Tam Quốc Tế.

Do tính toàn cầu của đấu tranh giai cấp, năm 1864 Marx và Engels lập nên một tổ chức chung cho mọi quốc gia, khởi sự từ các nước công nghiệp châu Âu, với tên gọi là Liên Minh Công Nhân Quốc Tế tức Đệ Nhất Quốc Tế. Danh từ Quốc Tế bắt nguồn từ đó.

Năm 1889, sáu năm sau khi Marx mất, tổ chức Đệ Nhị Quốc Tế tức Liên Minh Quốc Tế Các Đảng Xã Hội ra đời với đường lối xã hội chủ nghĩa ôn hòa, áp dụng những phương pháp đấu tranh hợp pháp.

Lênin chê Đệ Nhị Quốc Tế đi lạc hướng cách mạng bạo lực do Marx chủ trương nên sau khi thành công trong việc cướp chính quyền ở Nga năm 1917 đã thành lập Đệ Tam Quốc Tế vào tháng 3-1919, thường gọi là Quốc Tế Cộng Sản – Komintern hay Comintern, Communist International.

Từ đó, cùng với chính quyền Liên Bang Xô Viết, Đệ Tam Quốc Tế đặt trụ sở ở Moscow trở thành tổng hành dinh của phong trào cộng sản thế giới.

Dựa vào những thành quả đạt được ở Nga, Lênin đẩy mạnh việc lãnh đạo, điều hành tổ chức này theo đường lối riêng tuy vẫn khẳng định theo đúng chủ nghĩa Marx và luôn trưng dẫn luận điểm của Marx về cách mạng bạo lực và chuyên chính vô sản.

Trong tác phẩm Nhà Nước và Cách Mạng, Lênin viết: “Thuyết đấu tranh của Mác về nhà nước và cách mạng xã hội chủ nghĩa đương nhiên đưa đến thừa nhận sự thống trị của giai cấp vô sản và sự chuyên chính vô sản....Chỉ những ai thừa nhận chuyên chính vô sản và sau khi đã thừa nhận đấu tranh giai cấp mới thực sự là người Mác-xít.” (8) Cũng từ đây, chủ nghĩa cộng sản được gọi bằng cái tên Mác xít – Lêninít.

Đệ Nhất Quốc Tế và Đệ Nhị Quốc Tế gần như chỉ có ảnh hưởng hạn chế trong phạm vi Âu Châu và không dành được quyền lực ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nên chỉ còn là những dấu tích mờ nhạt trong quá trình vận động phát triển của chủ nghĩa Cộng Sản.

Đệ Tam Quốc Tế được chính quyền Liên Xô yểm trợ tối đa về mọi phương diện và chào đời giữa lúc Cách Mạng Vô Sản Nga đang đặc biệt cuốn hút sự lưu tâm của những người đấu tranh ở khắp nơi nên mau chóng phát triển ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia bị trị tại Đông Nam Á.

Năm 1935, khi tổ chức đại hội kỳ 7 tại Mạc Tư Khoa, Đệ Tam Quốc Tế đã quy tụ 76 (9) đảng cộng sản trên 5 lục địa, trong đó có những đảng chưa nắm được chính quyền cũng có cả triệu đảng viên như Nam Dương ở Á châu và Ý ở Âu châu.

Theo nội quy Đệ Tam Quốc Tế, đảng cộng sản của bất kỳ quốc gia nào đều chỉ là một chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế, phải triệt để tuân thủ mọi điều lệ của tổ chức này (10) trong đó, điều 14 đòi các đảng thành viên phải đặt dưới sự kiểm soát của đảng Cộng Sản Nga, phải triệt để ủng hộ các cộng hòa Xô Viết mà sau năm 1922 đã trở thành Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Xô Viết, và điều 16 quy định mọi đảng cộng sản chỉ là chi nhánh của một đảng toàn cầu duy nhất là Quốc Tế Cộng Sản hay QT3.

Trên thực tế, Đệ Tam Quốc Tế hay Quốc Tế Cộng Sản do Lênin thành lập và hoạt động với phương tiện của Liên Xô nên ngay từ ban đầu đã mặc nhiên đồng hóa với Liên Xô. Liên Xô không những được coi là thành trì Cách Mạng Vô Sản mà còn giữ vai trò đầu não quyết định mọi phương hướng tiến lui cho tất cả các đảng Cộng Sản trên thế giới. Vì thế, ảnh hưởng và quyền lực của Đệ Tam Quốc Tế đối với tất cả các đảng Cộng Sản trên thế giới chính là ảnh hưởng và quyền lực của giới lãnh đạo Liên Xô, cụ thể là Lênin và người kế vị, Stalin, từng được mệnh danh là nhà độc tài áo đỏ – để phân biệt với nhà độc tài áo đen Mussolini và nhà độc tài áo nâu Hitler.

Nói một cách khác, trong khi hết thẩy các đảng cộng sản trên thế giới phải tuân thủ mọi điều lệ của Đệ Tam Quốc Tế, phải chấp hành mọi chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế thì người đề ra các điều lệ và ban bố mọi chỉ thị chính là Lênin và sau đó là Staline. Trong tình huống này, mọi điều lệ và chỉ thị đương nhiên phải đặt quyền lợi của Liên Xô lên hàng đầu và phải phản ảnh trung thực mọi quan điểm của Lênin và Staline.

Cụ thể là bản Luận cương về chủ nghĩa dân tộc và các vấn đề thuộc địa của Lênin đã trở thành nền tảng định hướng cho mọi hoạt động của Đệ Tam Quốc Tế từ khi xuất hiện và kể từ đại hội kỳ 7 năm 1935, Đệ Tam Quốc Tế đã coi tất cả những người tán thành đường lối của Trotski là kẻ địch phải tận diệt, chỉ vì Trotski chống lại Stalin.

Cụ thể hơn nữa là việc Stalin đơn phương quyết định giải tán tổ chức này vào tháng 6-1943 khi Liên Xô cần được Đồng Minh viện trợ để chống lại sức tấn công của Đức. Trước thái độ nghi ngại của Mỹ về hiểm họa Cộng Sản, việc giải tán Đệ Tam Quốc Tế đã được đặt ra và quyết định tức khắc bởi Stalin, dù ban lãnh đạo của tổ chức gồm nhiều thành viên mang các quốc tịch khác trên khắp thế giới.

Thực ra, việc giải tán chỉ là một thủ đoạn thay hình đổi dạng nhưng điều quan trọng là các thành viên khác chỉ có thể tham gia bằng cách tuân thủ quyết định của Stalin nhắm bảo vệ trước hết quyền lợi của riêng Liên Xô.

Với Liên Xô, Đệ Tam Quốc Tế đơn thuần là một tổ chức công cụ trực thuộc quyền điều động của Stalin, nhưng với tất cả các đảng Cộng Sản hoặc các quốc gia Cộng Sản khác, Đệ Tam Quốc Tế luôn luôn là một cơ quan chỉ đạo tối cao, ngoại trừ Nam Tư tách khỏi tổ chức này từ năm 1948.

Cho nên, ngoại trừ Nam Tư, mọi đảng Cộng Sản hoặc các quốc gia Cộng Sản trên thế giới đều phải trung thành với bản nội quy của Đệ Tam Quốc Tế, tự đặt mình dưới quyển kiểm soát của đảng Cộng Sản Nga và trung thành với tư cách một chi nhánh của Đệ Tam Quốc Tế.

Đảng Cộng Sản Việt Nam không thể vượt khỏi tình trạng này nên mới có lời dẫn giải của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam được Trần Văn Giàu ghi lại như sau: "Cách mạng này là một phần của cách mạng thế giới. Mà cách mạng thế giới là gì thì không phải là đã hiểu rõ, đã nhất trí. Chánh thức được Nguyễn Ái Quốc trình giảng thì đó là cách mạng vô sản, cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ tư bản chủ nghĩa; chế độ tư bản đế quốc là chế độ sinh ra chế độ thực dân. Chúng ta làm cách mạng đánh đế quốc thực dân tức là đánh tư bản chủ nghĩa. Cuộc cách mạng đó có qui mô thế giới mà cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là một bộ phận. Cách mạng Việt Nam được sự ủng hộ của cách mạng thế giới, và cách mạng Việt Nam góp phần vào cuộc cách mạng thế giới đó.”


4. Võ khí chính trong chiến tranh ý hệ: Tuyên truyền.

Ý hệ Mác Xít là một hệ thống ý tưởng vừa mang tính xã hội, vừa mang tính chính trị thời đại. Chủ trương chiến tranh hay đấu tranh giai cấp nằm trong nội dung ý hệ này.

Trái lại không có một ý hệ tư bản. Tư bản chỉ có một hệ thống các biện pháp kinh tế. Vì vậy cuộc chiến ý hệ đúng ra chỉ là cuộc chiến do cộng sản chủ xướng và phía tư bản chỉ tiến hành chiến tranh tự vệ khi bị tấn công – dù thường được hiểu sai theo cộng sản tuyên truyền, là cuộc chiến giữa ý hệ tư bản và ý hệ cộng sản.

Cao nhất trong ý hệ Mác Xít là Niềm Tin giai cấp vô sản sẽ toàn thắng và lên nắm quyền chuyên chính khởi từ xác quyết đây là quy luật tất yếu của lịch sử. Niềm Tin không gì lay chuyển này đương nhiên phải tràn lan khắp nơi theo tiến trình chuyển hóa lịch sử như đã được thể hiện bằng sự tràn lan của ý niệm nô lệ thay cho cộng sản nguyên thủy, ý niệm tư bản thay cho phong kiến vv… Nhưng thay vì chờ đợi sự chuyển hóa tiệm tiến theo thời gian, Cộng Sản chủ trương thúc đẩy diễn trình chuyển hóa bằng đấu tranh cách mạng tức tiến hành đấu tranh truyền bá tràn lan ý niệm và niềm tin đặt vào nền chuyên chính vô sản. Vì đấu tranh cách mạng là cuộc chiến ý hệ hay đấu tranh truyền bá tràn lan ý niệm và niềm tin nên võ khí và phương pháp tiến hành chiến tranh không thể sở cậy riêng vào súng đạn mà phải vận dụng nhiều hình thức hoạt động khác theo một cách thế hòa nhịp tuyệt hảo để đạt hiệu quả truyền bá sâu rộng khắp nơi ý niệm và niềm tin trên. Do đó mới nói “tuyên truyền phát xuất từ bản chất chiến tranh ý thức hệ của cộng sản”.

Vì võ khí chính để dùng ý tưởng đối chọi ý tưởng là tuyên truyền. Ý tưởng nào chinh phục được đối tượng sẽ giành phần thắng nên cần tranh đua tạo nên những ý mạnh đủ sức chinh phục đối tượng. Ý mạnh có thể vì bản chất nó mạnh, nhưng cũng thường chỉ vì được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau, dĩ nhiên, với một sự hòa nhịp có kỹ thuật, nghệ thuật. Đó là nghệ thuật tuyên truyền tuyệt diệu trong cái gọi là Orchestration của những nhà tuyên truyền trứ danh. (11)

Tuyên Ngôn Cộng Sản lần đầu tiên xuất hiện như một kiệt tác tuyên truyền, làm rúng động thế giới một thời. Đây là tiếng pháo lệnh mở đầu cho hàng hàng lớp lớp những ý tưởng xông lên tiến công vào thành quách Tư Bản chủ nghĩa, là nguồn cảm hứng, là động lực cho mọi hoạt động tuyên truyền từ đó tới khi bức tường Bá Linh sụp đổ.

Cách mạng tháng 10 ở Nga, cách mạng tháng 8 ở Việt Nam, hay những trận Điện Biên, trận tổng công kích Tết Mậu Thân... đều mang dấu ấn của nó. Có thể nói tuyên ngôn cộng sản là khởi điểm cho một chiến dịch tuyên truyền bất tận được tiếp nối bằng toàn bộ công trình bao gồm nhiều mặt hoạt động của các lãnh tụ cộng sản sau này từ Lênin, Stalin, đến Mao Trạch Đông....

Trong hồi ký Khrutshchev Remembers, lãnh tụ Liên Xô Khrutshchev khen Hồ Chí Minh là “tông đồ” nhiệt thành của chủ nghĩa Cộng Sản. (12)

Sứ mạng của tông đồ là truyền bá đức tin như hết thẩy đã biết qua việc Chúa Giêsu chọn 12 tông đồ rao giảng về Ơn Cứu Độ để truyền bá đạo Chúa ra khắp thế giới. Truyền bá đức tin theo tiếng Latinh là De Propagande Fide. Hai chữ tuyên truyền có nguồn gốc là chữ Propagande này.

Tuyên truyền không cần tới bom đạn mà chỉ cần ý niệm biểu lộ qua lời nói, hay bất cứ hình thức chuyển ý nào khác.

Vận dụng võ khí tuyên truyền không đòi hỏi điều kiện tốn kém về trang bị, không đòi hỏi hình thành những mặt trận rõ ràng, không đòi hỏi phải có những đạo quân võ trang hùng hậu… đặc biệt là không cần chém giết nhưng lại thâu hoạch thành quả có thể vượt xa mọi tầm mức của những trận đánh bằng bom đạn.

Vận dụng võ khí tuyên truyền chỉ đơn giản là chuyển đạt ý mình sang đối phương để ảnh hưởng tới ý tưởng, tâm tư, tình cảm và quyết định của đối phương hầu trực tiếp hoặc gián tiếp buộc đối phương làm theo ý mình như khái niệm về giành đoạt mục tiêu trong chiến tranh của Clausewitz.

Vận dụng võ khí tuyên truyền không chỉ tiêu hao binh lực đối phương mà phá vỡ toàn bộ hoạt động của đối phương bằng lũng đoạn, khuynh đảo, thao túng, xách động ngay trong nội bộ đối phương theo chiều hướng dồn ép tới thế tự sụp đổ.

Vận dụng võ khí tuyên truyền còn mở ra những trận đánh trường kỳ liên tục biến hóa khôn lường tùy hoàn cảnh thực tế và vô cùng đa dạng vì có thể khai thác mọi lãnh vực sinh hoạt xã hội, học đường, thông tin, nghệ thuật …

Ba yếu tố chủ yếu trong vận dụng võ khí tuyên truyền là lý tưởng hay chính nghĩa, biểu tượng và thần tượng.

Về lý tưởng, tuyên truyền nhắm truyền bá và củng cố nơi các đối tượng một niềm tin tuyệt đối vào chính nghĩa Cách Mạng Vô Sản hay đấu tranh giai cấp với mục tiêu cuối cùng bất di bất dịch là tiêu diệt tư bản để tiến tới vô sản chuyên chính trên toàn thế giới. Nhưng vì cuộc chiến gồm nhiều giai đoạn chiến lược nên tùy thời điểm, tùy cao trào hay thoái trào, có những lúc cần che giấu lý tưởng Cách Mạng Vô Sản bằng cách trưng ra những chiêu bài thích ứng với thực tế giai đoạn như Đoàn Kết Dân Tộc, Bảo Vệ Tự Do, Tranh Thủ Độc Lập vv… theo đúng sách lược Lênin – đường đi tới Paris phải qua ngả Bắc Kinh. Cụ thể là trước những đám đông quần chúng đang khao khát dành chủ quyền độc lập hãy khoan nói đến tiêu diệt tư bản, khoan nói đến chuyên chính vô sản mà chỉ nói chống thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc. Giải phóng dân tộc rồi thì lực lượng vô sản lớn thêm lên trong khi thực dân đế quốc yếu đi và lúc đó sẽ nhắm tới tư bản.

Nói cách khác, tuy lý tưởng là bất di bất dịch, nhưng cần linh hoạt thu hút quần chúng đi theo Đảng để tạo sức mạnh tranh thủ quyền lực cho Đảng, rồi sau đó sẽ củng cố quyền lực của Đảng để tiến tới chuyên chính độc tôn.

Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng cho chính nghĩa đồng thời cũng là một lời nhắc nhở để vừa nhìn thấy là nhớ ngay mục tiêu phải nhắm, công tác phải làm và thái độ phải có. Biểu tượng của đấu tranh giai cấp là hình ảnh búa, liềm và màu đỏ theo quốc kỳ Liên Xô cũng là đảng kỳ của các đảng cộng sản. Tương tự như lý tưởng luôn được viện dẫn, cổ võ với mọi đảng viên, biểu tượng luôn luôn xuất hiện trong mọi dịp sinh hoạt nội bộ.

Nhưng cũng như lý tưởng, đối với các đám đông quần chúng chưa sẵn sàng chấp nhận Cách Mạng Vô Sản hoặc trong những trường hợp hướng nhắm của quần chúng hoàn toàn khác biệt với mục tiêu của Cách Mạng Vô Sản, biểu tượng có thể cần phải che lấp bằng những hình ảnh biểu tượng khác.

Chính vì thế tại Việt Nam cho đến năm 1975, biểu tượng búa liềm gần như chỉ xuất hiện trong các sinh hoạt nội bộ Đảng Cộng Sản.

Yếu tố thứ ba không kém phần quan trọng là thần tượng. Trong mọi tôn giáo, thần tượng chiếm ví trí hàng đầu. Cộng sản là một chủ nghĩa độc tôn, một thứ tôn giáo vô thần nên cũng phải có thần tượng.

Thần tượng số một của Cộng Sản là Marx với vị thế của đấng sáng tạo chỉ đường vạch hướng cho nhân loại. Nhưng để mỗi bước đi của mọi người luôn theo đúng đường hướng đã được chỉ vạch lại cần có những vị thần dắt dẫn.

Những vị thần này chính là lãnh tụ của các đảng Cộng Sản như Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông, Titô, Hồ Chí Minh. Tuy những vị thần này không thể sánh ngang với Marx, nhưng cũng là những thần tượng được tuyệt đối tôn sùng.

Trên thực tế, những thần tượng này còn được nhắc nhở nhiều hơn so với Marx vì tương quan gắn bó với mọi hoạt động đấu tranh diễn ra trước mắt. Marx chỉ tượng trưng cho chủ nghĩa Cộng Sản nên dù được đặt ở vị thế tối cao vẫn không thể quan trọng bằng những thần tượng có vai trò trực tiếp quyết định sự thành bại cho các phong trào đấu tranh.

Thần tượng không chỉ là hình ảnh tượng trưng để những thành viên của phong trào bày tỏ thái độ kính ngưỡng mà còn là lợi khí thu phục nhân tâm đối với các đám đông quần chúng.

Trong thực tiễn đấu tranh, sức hút của lý tưởng nhiều khi không thể sánh ngang sức hút của người lãnh đạo đấu tranh nên với vai trò tượng trưng cho phong trào, các thần tượng loại này không những trở thành bất khả xâm phạm mà còn được tô vẽ bằng mọi màu sắc, hình ảnh tuyệt vời.

Với cuốn sách mỏng Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chỉ Tịch dưới bút danh Trần Zân Tiên, điêu khắc gia họ Hồ đã phác họa những nét chính và khởi công tạo nên một bức tượng làm lợi khí sắc bén cho mặt trận tuyên truyền của Cộng sản Việt Nam.

Theo luật lượng biến chất biến và đột biến của duy vật biện chứng, hiệu quả tuyên truyền sẽ là tất yếu sau quá trình lập lại liên tục những lời lẽ diễn tả một điều nào đó, dù là không có thật – nhiều lời trở thành lời hay, lập lại nhiều lần thì không sẽ thành có. Quy luật biện chứng duy vật này cũng phù hợp với quy luật tâm lý thực nghiệm “phản ứng điều kiện” của thuyết Pavlov và được áp dụng triệt để vào tuyên truyền.

Tuyên truyền được coi là võ khí chủ yếu trong tiến hành đấu tranh nên cũng là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong hoạt động của mọi đảng Cộng Sản.

Đệ Tam Quốc Tế lập hẳn một bộ phận chuyên trách về tuyên truyền là Ủy Ban Tuyên Truyền Quốc Tế trong khi tổ chức chính quyền của mọi quốc gia Cộng Sản đều có Bộ Tuyên Truyền và tuyên truyền trở thành một bộ môn nghiên cứu, huấn luyện để tiếp tục nâng cao hiệu quả.

Trong tác phẩm Il est moins cinq, nữ sĩ Suzanne Labin đã cho thấy mức tập trung nỗ lực của khối Cộng Sản vào tuyên truyền qua nhiều sự việc và những con số cụ thể.

Theo Suzanne Labin, trong thập niên 1950, kinh phí hàng năm dành cho tuyên truyền của Liên Xô là 2 tỷ mỹ kim và số nhân viên chuyên trách về tuyên truyền là nửa triệu.

Tại Mexico, một xứ 30 triệu dân trong đó chỉ có khoảng 10 ngàn người tham gia đảng Cộng Sản và tại Quốc Hội chỉ vỏn vẹn có một dân biểu, một nghị sĩ Cộng Sản, nhưng Cộng Sản Mexico đã cho xuất bản 7 tờ nhật báo bên cạnh một số tuần báo và báo định kỳ khác. Đó là chưa kể nỗ lực xâm nhập 2 tờ nhật báo lớn Novedales và Excelsior.

Về phát thanh, Hoa Kỳ nổi tiếng có nhiều đài phát thanh nhất thế giới, nhưng theo Suzane Labin, thời lượng thông tin của Hoa Kỳ cuối thập niên 1950 không bằng một phần tư thời lượng phát thanh tuyên truyền của Liên Xô.

Các đài Liên Xô còn đồng loạt thực hiện các chương trình phát thanh bằng tiếng Pháp nhắm vào các xứ thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi liên tục tấn công chế độ thực dân trong khi Pháp không có một chương trình nào để đối phó.

Theo Leland Stowe, “năm 1956, Trung Cộng đã bịt miệng một tờ nhật báo chống cộng ở Miến Điện bằng cách dúi cho ông chủ báo một mối lợi lớn: cho ông gia nhập công ty thương mại béo bở của họ ở Đông Phương. Họ cũng làm như thế với nhiều chủ báo khác và đến cuối năm Miến Điện đã có 5 tờ báo thân cộng”. (13)

Douglas Pike cho biết năm 1935, Cộng Sản Việt Nam ấn hành đều đặn 30 tờ báo.

Võ khí tuyên truyền trở thành võ khí chiến lược hàng đầu của đấu tranh giai cấp trước hết vì giai cấp vô sản không thể có võ khí tối tân như giai cấp tư bản.

Do đó, để đương đầu với kẻ địch được trang bị đầy đủ chỉ có thể sở cậy vào lời nói là thứ võ khí luôn có sẵn. Sử dụng võ khí này lại luôn luôn ở vị thế tấn công tức là nắm vững quyền chủ động, đồng thời có thể mở những trận đánh kéo dài vô tận ở bất kỳ nơi nào, nhắm vào bất kỳ mục tiêu nào được bảo vệ nghiêm mật nhất của địch.

Bom đạn có thể đương đầu với bom đạn nhưng không thể ngăn chặn được dư luận trong khi lời nói có thể tạo những dư luận biến thành áp lực buộc bom đạn phải ngưng tiếng hoặc thúc đẩy một tình trạng phân hóa dẫn đến tan rã trong hàng ngũ địch.

Trong cuộc chiến Việt Nam trước năm 1975, võ khí tuyên truyền được khối Cộng Sản triệt để vận dụng đã thúc đẩy tâm trạng phản chiến ngay trên đất nước Mỹ, tạo thành áp lực dư luận khiến chính giới Mỹ phải từ bỏ cuộc chiến dẫn tới cái kỳ tích là châu chấu đá nghiêng xe.

Riêng trong khuôn khổ cuộc hội đàm Paris, võ khí tuyên truyền được vận dụng dưới nhiều hình thức đã khiến nhiều thành phần dân chúng, nhiều nhân vật tên tuổi trên thế giới tin rằng Cộng Sản Việt Nam là những người yêu nước, yêu tự do đang đấu tranh bênh vực cho nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam.

Kết quả thực tế mà võ khí tuyên truyền mang lại là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một công cụ của chính quyền Cộng Sản Hà Nội, đã được ngồi ngang với Mỹ trong bàn hội nghị và đại diện của tổ chức công cụ này là Nguyễn Văn Hiếu được đức Giáo Hoàng đích thân tiếp kiến tại thư viện Vatican.

Trong khi đó, một cán bộ nhân viên ngoại giao tầm thường của Hà Nội là Nguyễn Thị Bình được báo chí thế giới coi như một yếu nhân chính trị Việt Nam và Lê Đức Thọ đã đạt vinh dự nhận lãnh giải Nobel Hòa Bình …

Đây là những kết quả không thu hoạch từ bom đạn mà từ lời nói với tư cách võ khí tuyên truyền.

Lời nói với tư cách võ khí tuyên truyền không chỉ đơn thuần là ngôn ngữ mà là sự truyền đạt ý tưởng – cụ thể là truyền đạt một dụng ý – bằng vô hạn hình thức từ ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi, thủ đoạn, trang phục, phong thái…

Lời nói với tư cách võ khí tuyên truyền là hành vi cắt tóc của Tào Tháo, hành vi ném con của Lưu Bị trong truyện Tam Quốc (14)…và cách chọn y phục của Hồ Chí Minh khi đi gặp tướng Tiêu Văn tại Hà Nội năm 1945 qua lời thuật lại của Võ Nguyên Giáp: “Bác chỉ định mấy đồng chí cùng đi. Thấy một đồng chí mang dép, Bác bảo về nhà thay giày. Bác nói: “Khi nào gặp “người ta”, tôi ăn mặc thế nào cứ mặc tôi, nhưng các chú thì phải cho tề chỉnh”. (15)

Từ cuối thập kỷ 1920, mục tiêu của chủ thuyết Cộng Sản, chiến lược sách lược đấu tranh giai cấp, vai trò lãnh đạo của Đệ Tam Quốc Tế và võ khí tuyên truyền đã trở thành những tác nhân chủ yếu đối với mọi phong trào cách mạng Việt Nam.

Những tác nhân này đã chia lực lượng cách mạng Việt Nam thành hai dòng đối nghịch khơi nguồn cho một cuộc chiến tới nay còn tiếp tục là đề tài tranh cãi về thực chất.

Với một số người, cuộc chiến Việt Nam từ 1945 là cuộc chiến của nhân dân Việt Nam do Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo chống lại các lực lượng ngoại xâm, cụ thể là hai cường quốc Pháp – Mỹ.

Hướng nhìn này xác định mục tiêu rõ rệt của cuộc chiến là giải phóng dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia nên Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam được tuyên dương là anh hùng yêu nước, cha già dân tộc do có công đánh đuổi thực dân đế quốc, thống nhất đất nước.

Nhưng cũng không ít người bác bỏ với nhiều lý do, đặc biệt là sự kiện nhiều triệu người dân Việt Nam đã chấp nhận đương đầu với cả cái chết để thoát khỏi cảnh sống tại quê hương sau khi được giải phóng.

Một chuyên gia về Việt Nam là Duncanson còn quả quyết đảng Cộng Sản Việt Nam không bao giờ là một lực lượng đấu tranh yêu nước mà ngược lại, gần như là một lực lượng chống lại những người yêu nước đấu tranh chống thực dân – almost anti-anti-colonial.

Tính phức tạp của cuộc chiến Việt Nam xuất phát từ sự bác bỏ hoặc lượng định khác biệt về dấu ấn Cách Mạng Vô Sản Nga dẫn tới những gắn kết được gán ghép trái ngược với cục diện thế giới đương thời.

Trên thực tế, không thể chối bỏ Cách Mạng Vô Sản Nga đã đặt toàn thế giới vào thế đối đầu do mục tiêu thanh toán giai cấp tư bản để thiết lập chuyên chính vô sản nên từ đó đã khởi diễn cuộc chiến tranh ý thức hệ mang tính toàn cầu giữa các quốc gia Tây Phương với khối Cộng Sản do Liên Xô lãnh đạo.

Bất kể các quốc gia Tây Phương có theo đuổi một ý thức hệ nào hay không, chiến tranh ý thức hệ vẫn hiện hữu do mục tiêu cuối cùng của chủ thuyết Cộng Sản đòi hỏi phải tiến hành mọi nỗ lực chiến tranh từng ngày từng giờ cho tới khi toàn bộ giai cấp tư bản bị tiêu diệt.

Chiến tranh không chỉ tiến hành bằng súng đạn mà bằng mọi phương tiện, không chỉ nhắm triệt hạ binh lực địch mà nhắm tiêu diệt toàn bộ địch, không chỉ đối đầu với địch ở một lãnh vực nào mà tấn công trên khắp các lãnh vực sinh hoạt...

Chiến tranh không cần lý do, không cần tuyên chiến, bất chấp mọi thái độ kể cả thiện chí hòa bình của kẻ địch vì nằm trong quy luật tất yếu của tiến trình sinh hóa với tính chất thường trực và trường kỳ.

Trong cuộc chiến tranh tất yếu này, hết thẩy các phong trào cộng sản trên thế giới đều phải tuân thủ sự chỉ đạo của tổ chức Đệ Tam Quốc Tế, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau bằng mọi cách tùy theo vị thế tương quan.

Cho nên Hồ Chí Minh mới xác định “cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là một bộ phận. Cách mạng Việt Nam được sự ủng hộ của cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam góp phần vào cuộc cách mạng thế giới đó – cách mạng vô sản, cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ tư bản chủ nghĩa”.

Do đó, dù muốn dù không vẫn phải đặt cuộc chiến Việt Nam vào bối cảnh chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa một bên là Cộng Sản và một bên là Tư Bản, theo quan niệm của Cộng Sản, kể cả khi phủ nhận sự hiện diện của một ý thức hệ Tư Bản.

Trong bối cảnh này, mọi cuộc chiến do Cộng Sản chi phối diễn ra ở bất kỳ nơi nào cũng đều không thoát khỏi tính cục bộ của chiến tranh ý thức hệ với mục tiêu giành quyền chuyên chính cho giai cấp Vô Sản – được đại diện bởi đảng Cộng Sản Nga hoặc chính quyền Liên Xô – dù mang bất kỳ chiêu bài nào.

Bác bỏ tính cục bộ của cuộc chiến Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh ý thức hệ toàn cầu là điều bất khả. Vì Hồ Chí Minh đã gia nhập Đệ Tam Quốc Tế từ tháng 12-1920, trở thành ủy viên Hội Đồng Quốc Tế Nông Dân từ tháng 10-1923, công tác tại Bộ Phương Đông Đệ Tam Quốc Tế từ ngày 14-4-1924 và Cộng Sản Việt Nam đã được chính thức nhìn nhận là một chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế từ tháng 3-1931.

Vấn đề còn lại chỉ là thẩm định mức độ dấu ấn của Cách Mạng Vô Sản Nga trong cuộc chiến Việt Nam qua những tiêu điểm về chủ thuyết Cộng Sản, về chiến lược sách lược, về vai trò chỉ đạo của Đệ Tam Quốc Tế và về sự vận dụng võ khí tuyên truyền.

Mức độ dấu ấn này chính là những tiêu chuẩn định giá vững chắc về con người Hồ Chí Minh đồng thời cũng là lời giải đáp cho hàng loạt nghi vấn đang có.



CHÚ THÍCH

CHƯƠNG 43

_____________________________

(01) Trong tác phẩm Sách Lược Xâm Lăng của CS của Minh Võ, Saigon, 1963, tác giả đã dành 200 trang tóm tắt những khái niệm này. Ở đây chỉ xin nêu một số điểm hết sức đại cương.

(02) Cả Marx, Engels lẫn Lênin, Stalin đều không nói đến một chế độ nào tốt hơn sau chế độ cộng sản, giống như lịch sử loài người đến đó là chấm dứt. Vì nếu theo đúng luật biện chứng thì chế độ cộng sản không thể không chứa sẵn trong mình cái mầm mâu thuẫn để tự hủy diệt hầu phát sinh cái mới tiến bộ hơn.

(03) Cụ thể là “độc tài đảng trị” (đảng của giai cấp vô sản). Marx dùng tiếng Đức được dịch ra tiếng Anh là “dictatorship of the proletariat”. Bình thường chữ dictator được hiểu là độc tài. Nhưng CSVN và TC muốn gán cho từ đó một ý nghĩa “cao cả” nên đổi thành “chuyên chính”.

(04) Lênin toàn tập, tập IX, tr. 432, ghi theo Stalin.

(05) Lênin toàn tập, tập XXIV, bản Nga ngữ , tr. 311, cước chú của Stalin

(06) Stalin tuyển tập, bản Anh ngữ – International Publishers, New York 1942, tr. 14.

(07) Theo ngôn ngữ Tây Phương như tiếng Nga, Anh, Pháp … thì đó là chiến thuật – tactics. Trung Cộng và CS Việt Nam không dùng từ chiến thuật mà thay bằng từ sách lược có phần chính xác và đầy đủ hơn với khái niệm chiến tranh giai cấp của Marx là cuộc chiến toàn bộ, toàn diện và trường kỳ. Từ chiến thuật chỉ dùng để nói về những phương pháp chiến tranh thuần túy quân sự.

(08) Theo Di Sản Mác-xít tại Việt Nam của Đỗ Mạnh Tri, Cali, 2002, tr. 88.

(09) Tại đại hội các đảng cộng sản và công nhân thế giới năm 1960, khi không còn Đệ Tam Quốc Tế nữa, có sự hiện diện của 81 trên tổng số 87 đảng.

(10) Do điều lệ này nên trong biên bản hội nghị thứ 11 của ban chấp hành Đệ Tam Quốc Tế, cuối tháng 3 năm 1931, ghi rõ “Hội nghị nhất trí thông qua nghị quyết công nhận đảng Cộng Sản Đông Dương là một chi bộ độc lập của Quốc Tế Cộng Sản”.

Về chi tiết, xin đọc Bác Hồ Trên Đất Nước Lênin của Hồng Hà.

(11) Xin xem 2 chương 6–7, Tâm Sự Nước Non của Minh Võ, Tiếng Quê Hương, Virginia 2002.

(12) Xem chương 42 phần II.

(13) Về chi tiết khác, xin đọc Sách Lược Xâm Lăng của CS của Minh Võ xb tại SàiGòn 1963, 1970, hiện có lưu trữ trong thư viện Quốc Hội Mỹ và các trường đại học Seattle, WA, Cornell, NY, Wisconsin... từ tr. 92- 98.

(14) Trong Tam Quốc Chí, Tào Tháo hạ lệnh xử chém bất kỳ binh sĩ nào trên đường hành quân mà có hành vi nhiễu hại dân chúng. Sau khi quân lệnh được ban ra, chính Tào Tháo lại vô tình phóng ngựa làm hư hại một khu ruộng lúa. Tào Tháo gọi hình quan tới luận tội mình. Hình quan không dám luận tội chủ soái nên Tào Tháo dùng gươm cắt đứt mái tóc coi như chính mình đã chịu hình phạt chém đầu.

Phần Lưu Bị thua chạy trong trận Đương Dương, con trai là A Đẩu được Triệu Tử Long cứu thoát. Khi Tử Long bồng A Đẩu đưa cho Lưu Bị, Lưu Bị lập tức quăng con xuống đất và la lớn: “Chỉ vì mi mà ta suýt mất một viên đại tướng”

(15) Những năm tháng không thể nào quên của Võ Nguyên Giáp, Nxb Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội 2001, tr. 87

* Chương 44* HỒ CHÍ MINH và sự du nhập chủ nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam

Trong tháng 10 và 11 năm 2002 xuất hiện hai tác phẩm của hai nhà khoa bảng cùng đề cập tới chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam. Đó là cuốn Cộng Sản trên đất Việt của giáo sư  tiến sĩ luật khoa Nguyễn Văn Canh và cuốn Di sản Mác-xít tại Việt Nam của giáo sư tiến sĩ triết học Đỗ Mạnh Tri.
Nội dung cả hai tác phẩm chú trọng tới những tác hại mà chủ nghĩa Cộng Sản gây ra cho xã hội Việt Nam nhưng cũng khơi gợi người đọc liên tưởng tới những người tiên phong du nhập chủ nghĩa này.
Cho tới nay, khi nhắc về chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam, hầu hết đều nghĩ ngay tới Hồ Chí Minh, nhưng Hồ Chí Minh là người đến sau so với rất nhiều người trong hàng ngũ tiên phong truyền bá tư tưởng Cộng Sản tại Việt Nam.
Trên thực tế, từ những năm đầu thập kỷ 1920, chủ nghĩa Cộng Sản đã vào Việt Nam gần như tự do qua sách báo bằng tiếng Pháp, tiếng Hoa giống như các triết thuyết hay học thuyết xã hội khác.
Truyền thống tự do tư tưởng Pháp đã góp phần tạo nên thực tế này, mặc dù chính quyền thực dân thuộc địa không tán thành. Qua nguồn sách báo, một số trí thức Việt Nam thông hiểu ngoại ngữ tiếp xúc với luồng tư tưởng mới này đã tỏ ra ngưỡng mộ tán thành tương tự nhiều nhà trí thức nổi tiếng đương thời trên thế giới.
Chủ nghĩa Cộng Sản xâm nhập lúc đó là chủ nghĩa Marx thuần túy nặng về tư tưởng triết học, cải cách xã hội qua sách báo tiếng Pháp hoặc qua những tác phẩm có tính nghiên cứu như Mã Khắc Tư chủ nghĩa, Liệt Ninh chủ nghĩa của các học giả Trung Hoa Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi ...
Xu hướng vận động chuyển hóa theo chủ nghĩa Cộng Sản lúc đó là xu hướng ôn hòa và hợp pháp của phong trào Đệ Nhị Quốc Tế. Vì vậy, những người tiên phong tán thành và truyền bá chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam tập trung nỗ lực vào các hình thức đấu tranh tư tưởng trong phạm vi văn hóa xã hội với các hoạt động như viết báo, diễn thuyết, hội thảo…
Những nhân vật đấu tranh nổi tiếng trong thời điểm này như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường ... đều tỏ ra tin tưởng ở hiệu năng xây dựng xã hội của chủ nghĩa Cộng Sản. Những nhân vật trên đã được phép xuất bản báo để công khai cổ võ cho nguyện vọng cải cách xã hội và truyền bá chủ nghĩa Cộng Sản qua sự hiện diện của các tờ La Cloche Fêlée, L’Annam từ 1923 và La Ressurection, Đuốc Vô Sản, La Lutte, Tranh Đấu ... từ 1928…
Nhưng kể từ 1926, tiếng vang lớn của Cách Mạng Vô Sản Nga và sự thắng thế của Đệ Tam Quốc Tế với chủ trương đấu tranh bằng bạo lực bắt đầu giới thiệu một bộ mặt khác hơn của chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam.
Lấy tuyên truyền làm võ khí chủ yếu nên Đệ Tam Quốc Tế không coi nhẹ các phương thức vận động đang được mọi người theo đuổi. Tuy nhiên, hướng nhắm của phương thức này không còn đơn thuần là thay đổi quan điểm chính trị của quần chúng mà trực tiếp vận động quần chúng bạo động chống chính quyền.
Do đó, hoạt động xuất bản sách báo, diễn thuyết, hội thảo … có đích nhắm rõ rệt hơn: vận động tổ chức các hội đoàn bí mật, lôi cuốn quần chúng tham gia đình công, bãi thị, mít tinh, biểu tình đồng thời thúc đẩy nổi dậy và tiến hành khủng bố khi gặp điều kiện thuận lợi.
Chủ nghĩa Cộng Sản không còn thuần túy là một học thuyết xã hội mà là một chủ thuyết đấu tranh. Vì đây là chủ nghĩa Cộng Sản được diễn giải theo quan điểm Đệ Tam Quốc Tế do Lênin thành lập và mang thêm màu sắc tư tưởng Lênin. Nói cách khác, chủ nghĩa Cộng Sản với tính cách chủ nghĩa Marx thuần túy du nhập Việt Nam trước đó đã được thay thế bằng chủ nghĩa Cộng Sản theo quan điểm Lênin với tên gọi chủ nghĩa Mác-Lê. Sự kiện này từng được Trần Văn Giàu nhấn mạnh trong tác phẩm Sự phát triển tư tưởng tại Việt Nam, qua lời phát biểu:“Tạ Thu Thâu chỉ là một phần tử Mác-xít, chứ không phải người Cộng Sản”.
Đệ Tam Quốc Tế được Lênin thành lập năm 1919 và một năm sau đó đã gây được ảnh hưởng tại Pháp với tác động đầu tiên là phân tán đảng Xã Hội Pháp thành hai phe. Cho tới thời điểm trên, đảng Xã Hội Pháp vẫn theo đường lối vận động cải cách xã hội của Đệ Nhị Quốc Tế và Hồ Chí Minh là một trong số 80 người Việt Nam gia nhập đảng này từ đầu năm 1919, sau hai năm định cư tại Pháp.
Trong  đại hội thứ 18 của đảng Xã Hội Pháp vào tháng 12-1920 ở thành phố Tours, một số đảng viên tán thành quan điểm của Lênin phê phán Đệ Nhị Quốc Tế đi sai hướng chỉ đạo của Marx nên nêu vấn đề gia nhập Đệ Tam Quốc Tế. 
Hồ Chí Minh lúc đó mang tên Nguyễn Ái Quốc có mặt tại đại hội này đã theo nhóm đảng viên Xã Hội ly khai, bỏ phiếu tán thành gia nhập Đệ Tam Quốc Tế.
Cuối năm 1921, nhóm đảng viên Xã Hội ly khai thành lập đảng Cộng Sản Pháp đặt mình trong phong trào Quốc Tế Cộng Sản dưới sự chỉ đạo của Đệ Tam Quốc Tế. Do sự việc này Hồ Chí Minh được kể là một trong số những đảng viên sáng lập đảng Cộng Sản Pháp.
Trên lý thuyết, chủ nghĩa Cộng Sản Mác-Lênin vẫn tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Cộng Sản của Marx là phát động đấu tranh giai cấp bằng cách mạng bạo lực để tiêu diệt giai cấp tư bản, tiến tới thiết lập chuyên chính vô sản trên toàn thế giới.
Sự khác biệt chỉ nằm trong phương pháp hành động. Theo Marx, điều kiện để phát động đấu tranh giai cấp chỉ có tại các quốc gia công nghiệp phát triển, vì công nghiệp là nguyên nhân chủ yếu hình thành giai cấp vô sản. Công nghiệp càng phát triển, giai cấp vô sản càng đông đảo sẽ tạo thành lực lượng đấu tranh hùng mạnh.
Lênin theo đuổi đấu tranh giai cấp nhưng chủ trương không dựa riêng vào giai cấp vô sản mà dựa vào mọi tầng lớp quần chúng để gây lực lượng. Theo Lênin, cách mạng vô sản chỉ thành công khi có sự hỗ trợ của các giai cấp khác tức là cần tạm thời thỏa hiệp với mọi giai cấp để tạo ra những lực lượng liên minh trong đấu tranh.
Điều kiện thứ nhất để lôi cuốn đối tượng chấp nhận liên minh là nắm vững nguyện vọng của đối tượng.
Điều kiện thứ hai quan trọng hơn là phải luôn giữ quyền chủ động trong liên minh để duy trì tính đấu tranh liên tục trường kỳ dẫn tới mục tiêu cuối cùng là thiết lập chuyên chính vô sản.
Điều kiện thứ hai tương đối đơn giản vì thu gọn trong phạm vi kỹ thuật tổ chức và điều hành. Điều kiện thứ nhất phải bám theo thực tế nên vô cùng phức tạp vì diễn biến tình hình tại mỗi địa phương, mỗi thời điểm luôn luôn khác biệt.
Lênin đã tìm thế liên minh với giới nông dân để giành quyền lực tại Nga, nhưng cho rằng muốn giành quyền lực trên toàn thế giới, bắt buộc phải liên minh với phong trào đấu tranh chống thực dân tại các quốc gia bị trị.
Vì thế, Lênin mới nêu quan điểm chiến lược là muốn đi tới Paris phải qua Bắc Kinh. Quan điểm chiến lược này khiến khẩu hiệu do Marx và Engels nêu trong tuyên ngôn Cộng Sản thay đổi từ “Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại” biến thành “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.
 Theo Stalin nhắc lại, Lênin đã nói đi nói lại nhiều lần rằng thắng lợi của cách mạng thế giới sẽ không thể có, nếu không có liên minh cách mạng giữa vô sản của các nước tiên tiến với các dân tộc bị áp bức của các thuộc địa bị nô dịch. Cho nên, cùng với khẩu hiệu nêu trên, Lênin còn đưa ra bản luận cương về chủ nghĩa dân tộc và các vấn đề thuộc địa tương tự một hình thức tuyên ngôn về hành động của Đệ Tam Quốc Tế. Đây là những thứ đã thực sự lôi cuốn Hồ Chí Minh lúc đó và là bước mở đầu cho sự xâm nhập Việt Nam của chủ nghĩa Cộng Sản Mác – Lê.
Cho tới lúc đó, Hồ Chí Minh cũng như hầu hết người Việt Nam lưu vong vì mọi lý do đều không thể quên cảnh ngộ bị trị của dân tộc. Nhưng cũng như hầu hết những người Việt Nam đang sống lưu vong trên đất Pháp, Hồ Chí Minh chỉ là một phần tử xoay quanh Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường là hai nhân vật sáng lập và lãnh đạo Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước từ 1914 tại Pháp.
Khi nói về thời kỳ này của Hồ Chí Minh, Lacouture viết Hồ Chí Minh tập họp xung quanh mình những nhân vật nổi tiếng như Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh… Lacouture cố diễn tả Hồ Chí Minh như một nhân vật đấu tranh vượt trội so với mọi người nhưng dụng ý trên không gạt nổi người đọc, khi chính Lacouture đã ghi nhận Nguyễn Ái Quốc chỉ là một bút hiệu của Phan Chu Trinh và bản thỉnh nguyện thư 8 điểm ký tên Nguyễn Ái Quốc đệ trình tại Hội Nghị Hòa Bình Versailles ngày 18-6-1919 là do Phan Chu Trinh hướng dẫn và Phan Văn Trường soạn với sự góp phần của Hồ Chí Minh.
Lúc đó, Hồ Chí Minh với cái tên thực Nguyễn Tất Thành hoàn toàn là một kẻ vô danh giữa đám đông gần 90 ngàn người Việt Nam lưu vong tại Pháp. Rời Việt Nam năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã có 8 năm sống tại hải ngoại nhưng qua gần hết 6 năm lênh đênh theo những con tàu buôn với nhiều loại công việc mưu sinh.
Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành mới thực sự sống tại Pháp bằng nghề thợ ảnh và không hề tương quan với một phong trào chính trị nào. Cho nên, muốn dùng từ tập họp xung quanh như Lacouture và dùng chính xác thì chỉ có thể nói Nguyễn Tất Thành là một trong số những người Việt Nam lưu vong thường tập họp xung quanh Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường.
So với những người khác, Nguyễn Tất Thành có hai lợi điểm là nghèo túng và tuổi trẻ đơn độc khiến Phan Văn Trường đã nẩy ý giúp đỡ cho về sống chung tại nhà và sau đó tham gia một số hoạt động của Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước. Đây là nguyên nhân khiến Nguyễn Tất Thành có tên Nguyễn Ái Quốc vốn là một bút hiệu của Phan Chu Trinh rồi trở thành tên chung cho nhóm người đấu tranh do hai nhân vật Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường chỉ đạo trực tiếp.
Có thể hình dung chàng trai Nguyễn Tất Thành được luật sư Phan Văn Trường giao cho đem những bài do Phan Chu Trinh hoặc Phan Văn Trường viết với bút hiệu Nguyễn Ái Quốc tới các tòa báo hoặc các nhóm người nào đó đồng thời dưới sự hướng dẫn của hai nhân vật này, chàng trai cũng bắt đầu viết một vài bài và được đồng ý cho ký tên Nguyễn Ái Quốc hoặc Nguyễn Le Patriote. Vì thế, khi gia nhập đảng Xã Hội Pháp vào đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành đã ghi tên là Nguyễn Ái Quốc. Bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc mà Cộng Sản Việt Nam coi như tài liệu lịch sử gây chấn động trong đời tranh đấu sôi nổi của Hồ Chí Minh là bản thỉnh nguyện thư 8 điểm bằng 3 ngôn ngữ Việt – Pháp – Hán gửi Hội Nghị Hòa Bình Versailles đã được Lacouture ghi là soạn chung với Phan văn Trường. Nguyên văn phần chính trong bản thỉnh nguyện thư 8 điểm bằng Việt ngữ mang tựa đề Việt Nam yêu cầu ca như sau:
………………………………..
Việt Nam xưa cũng oai thiêng
Mà nay đứng dưới thuộc quyền Lang Sa
Lòng thành tỏ nỗi sót sa
Dám xin đại quốc soi qua chút nào:
Một xin tha kẻ đồng bào
Vì chung chính trị mắc vào tù giam.
Hai xin pháp luật sửa sang
Người Tây, người Việt hai phương cùng đồng
Những tòa đặc biệt bất công
Dám xin bỏ dứt rộng dung dân lành.
Ba xin rộng phép học hành
Mở mang kỹ nghệ, tập tành công thương.
Bốn xin được phép hội hàng,
Năm xin nghĩ ngợi, nói bàn tự do,
Sáu xin được phép lịch du
Bốn phương mặc sức, năm châu mặc tình.
Bảy xin hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền.
Tám xin được cử nghị viên
Qua Tây thay mặt gửi quyền thế dân.
Tám điều cạn tỏ xa gần,
Chứng nhờ Vạn Quốc công dân xét tình,
Riêng nhờ dân Pháp công bình,
Đem lòng đoái lại của mình trong tay.
Pháp dân nức tiếng xưa nay,
Đồng bào, bác ái sánh tầy không ai!
Nỡ nào ngoảnh mặt ngơ tai,
Để cho mấy ức triệu người bỏ cơ.
Dân Nam một dạ ước mơ,
Lâu nay tiếng núp bóng cờ tự do.
Rộng xin dân Pháp xét cho,
Trong phò tiếng nước, sau phò lẽ công. (1)
……………………………………………
Thời điểm này, Nguyễn Tất Thành đã gia nhập đảng Xã Hội Pháp nhưng phương thức hành động và quan điểm đấu tranh phản ảnh qua tài liệu trên cho thấy chưa vượt khỏi chiếc bóng của Phan Chu Trinh và ý chí đấu tranh chưa vượt khỏi mức độ thông thường của bất kỳ người Việt Nam lưu vong nào lúc đó. Nhìn chung, chàng trai Nguyễn Tất Thành ở tuổi 28 hoặc 29 do gần gũi với những nhân vật đấu tranh yêu nước như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường nên không thể không ưu tư về cuộc sống nô lệ của đồng bào và chia xẻ nguyện vọng giành độc lập với mọi người bằng hành động tham gia đảng Xã Hội Pháp là một tổ chức chính trị thường phản đối các chính sách thực dân đối với các quốc gia thuộc địa.
Trong tình cảnh đó, sự thắng lợi của cách mạng vô sản Nga và lời kêu gọi của Lênin đề cao cuộc liên minh giữa giai cấp vô sản với dân chúng các quốc gia bị trị trên toàn thế giới thành một lực lượng đấu tranh xô đổ ách thực dân thống trị đã có hấp lực đặc biệt như chính Hồ Chí Minh từng diễn tả.
Hồ Chí Minh đã hoan hỉ tiếp nhận cương lĩnh này như kẻ sắp chết đuối vớ được chiếc phao đến nỗi đang ngồi một mình trong phòng riêng cũng hô lớn lên một cách vui mừng – như chính ông đã ghi lại. Khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại” trở thành ánh sáng mới mở ra một hướng đường cho nỗ lực đấu tranh giải phóng dân tộc trước mắt Hồ Chí Minh.
Vấn đề giải phóng dân tộc luôn là mối quan tâm của mọi người Việt lưu vong tại Pháp lúc đó và là mối quan tâm hết sức lớn với những người đấu tranh như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường…
Chàng trai Nguyễn Tất Thành sống gần gũi và còn có dịp chia xẻ công việc với hai nhân vật này nên chắc chắn phải nghĩ đến giải phóng dân tộc.
Cho nên, có thể cho rằng Nguyễn Tất Thành đã thành thực khi trả lời câu hỏi của nữ đồng chí Rose về lý do tán thành gia nhập Đệ Tam Quốc Tế: “…Tôi không hiểu thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản…Nhưng tôi hiểu rõ một điều: Đệ Tam Quốc Tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng dân tộc”
Trong Danh Nhân Hồ Chí Minh, Trần Đình Huỳnh đã ghi lại sự kiện này như sau: “Đây có thể coi là cái mốc quan trọng đầu tiên phản ảnh sự chuyển biến cả trong tư tưởng lẫn hành động của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội khoa học… Sau đó Người đã viết thư bằng tiếng Pháp gửi Quốc Tế Cộng Sản cho biết Luận Cương này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thế giới quan của Người và giúp Người dứt khoát đi theo Quốc Tế III”. (2)
Một số tác giả như Bernard Fall, Halberstam đều ghi nhận bước ngoặt quan trọng nhất trong đời Hồ Chí Minh đã mở ra từ bản luận cương của Lênin.
Trên thực tế, bản luận cương không chỉ chuyển biến tinh thần quốc gia sang tinh thần quốc tế hình thành thế giới quan chính trị mới của Hồ Chí Minh mà đã đưa lại cho Hồ Chí Minh cơ hội hóa thân từ một chàng trai vô danh thành một nhân vật đấu tranh có tầm vóc.
Từ 1917 tới 1920, Hồ Chí Minh mới mon men bước vào đấu tranh với tư cách một phần tử nhỏ nhoi tham gia vài sự việc bình thường trong Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước của các lãnh tụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường.
Năm 1921, Hồ Chí Minh trở thành đảng viên Cộng Sản Pháp và không lâu sau trở thành một nhân tố được lưu ý. Lý do quan trọng nhất của chuyển biến này chỉ đơn giản là Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ một quốc gia nông nghiệp đang sống dưới ách thực dân ở phương Đông.
Quan điểm chiến lược Lênin đặt nặng vai trò nông dân và vai trò các dân tộc bị trị Á Châu nên Hồ Chí Minh lập tức lọt tầm mắt xanh của các lãnh tụ Đệ Tam Quốc Tế. Năm 1923, Hồ Chí Minh trở thành một trong 52 ủy viên của Hội Đồng Quốc Tế Nông Dân, được bầu vào ban lãnh đạo gồm 11 ủy viên, được chọn vào trường Đại Học Cộng Sản Mạc Tư  Khoa dành cho giới lao động phương Đông và ngày 14-4-1924 chính thức nhận quyết định bổ nhiệm làm cán bộ của Bộ Phương Đông, Đệ Tam Quốc Tế. (3)
Ngày 25-9-1924, Đệ Tam Quốc Tế cử Hồ Chí Minh đi công tác tại Quảng Châu, Trung Quốc với tư cách phụ tá cho Borodin. Theo Hồng Hà qua tác phẩm Bác Hồ trên đất nước Lê Nin, trang 135, thì “quyết định của Ban Chấp Hành Quốc Tế Cộng Sản ngày 25-9-1924 trao tay cho anh Nguyễn Ái Quốc ghi rất vắn tắt: “Đồng Chí Nguyễn Ái Quốc cần đi Quảng Châu. Chi phí do ban Phương Đông chịu.”
Sách của Hồng Hà xuất bản năm 1980. 21 năm sau Trần Đình Huỳnh, trong cuốn Danh Nhân Hồ Chí Minh ghi thêm về nhiệm vụ mà Hồ Chí Minh được giao phó gồm:
– Thiết lập quan hệ giữa các quốc gia tại Đông Dương và Quốc Tế Cộng Sản.
– Thông báo cho Quốc Tế Cộng Sản về tình hình chính trị, kinh tế,  xã hội của các  thuộc địa này.
– Bắt liên lạc với các tổ chức chính trị ở các xứ đó.
– Cố gắng tổ chức một cơ sở thông tin và tuyên truyền. (4)
Có lẽ sẽ còn nhiều chi tiết khác về nhiệm vụ của Hồ Chí Minh lúc ấy được bổ túc thêm. Nhưng có một điều chắc chắn là những nhiệm vụ thực sự quan trọng và các chi tiết về việc thi hành thường được trao qua khẩu lệnh – như  Sophie Quinn-Judge đã ghi trong tác phẩm Ho Chi Minh, the missing years và như chính Hồng Hà đã viết: Nhiệm vụ đích thực của anh Nguyễn chỉ có vợ chồng đồng chí Borodin biết.
Thực ra, nhiệm vụ của Hồ Chí Minh lúc ấy không chỉ giới hạn ở Đông Dương mà là toàn vùng Đông Nam Á. Hồ Chí Minh nhận chỉ thị, báo cáo công tác và nhận ngân sách điều hành từ ban Phương Đông có trụ sở tại Thượng Hải, do Hilaire Noulens, bí danh của Jakov Rudnik điều khiển. Chính Hồ Chí Minh trong một cuộc gặp gỡ Manuilski, trước khi khởi hành đi Quảng Châu cũng đã xác nhận: “... Ngoài ra tôi còn chịu trách nhiệm trước Quốc Tế Nông Dân, và tham gia chỉ đạo phong trào nông dân Á Châu.” Ngay lúc đó Manuislki đã nói rõ: “Quốc Tế Cộng Sản cử đồng chí làm ủy viên ban Phương Đông phụ trách cục Phương Nam, chỉ đạo phong trào cách mạng các nước Đông Nam Á Châu.” (5) 

Sophie Quinn-Judge, qua cuốn Ho Chi Minh, the missing years, dựa theo các tài liệu mới được giải mật tại Văn Khố Liên Bang Nga cho biết: “Tháng 8-1925, Quốc Tế Đông Phương đã gửi cho Hồ 5000 rúp (trị giá 2,500 MK vào lúc ấy) qua trương mục của Borodin trong ngân hàng Viễn Đông...” để thi hành 4 việc, trong đó có “(điều 4) cung cấp đều hòa cho Mạc Tư Khoa những tin tức và tài liệu về phong trào nông dân ở Trung Quốc.” (6)  Nhiệm vụ của Hồ Chí Minh không hạn chế ở địa bàn Đông Dương mà còn mở rộng hơn theo diễn tả của Hồng Hà (7): “Ban Đông Phương Quốc Tế Cộng Sản giới thiệu anh với Trung Ương Quốc Dân Đảng Trung Quốc để làm việc ở đấy.... Anh Nguyễn sẽ ở đó với tư cách cá nhân, chứ không phải với tư cách là cán bộ của Quốc Tế Cộng Sản”.
Lúc ấy đang có sự liên minh giữa Liên Xô – Trung Hoa Dân Quốc theo sách lược “mặt trận thống nhất” của Lênin, nhưng Quốc Tế Cộng Sản không giới thiệu Hồ Chí Minh với tư cách cán bộ Cộng Sản hầu giấu kín âm mưu thao túng lũng đoạn để dễ hoạt động trong hàng ngũ người Quốc gia Trung Hoa cũng như Việt Nam. Chính vì thế, ngoài việc bí mật liên hệ với các tổ chức Quốc Tế Cộng Sản và đảng Cộng Sản Trung Hoa, Hồ Chí Minh còn được bà Tống Khánh Linh là phu nhân lãnh tụ Tôn Dật Tiên bao bọc, giúp đỡ và công việc lập những hạt nhân cho đảng cộng sản Việt Nam sau này đã tiến hành dễ dàng.
So với mấy năm trước, khi đặt chân tới Quảng Châu ngày 11-11-1924, Hồ Chí Minh đã trở thành một người hoàn toàn khác từ suy nghĩ đến khả năng và tư thế cá nhân.
Cho đến khi đã trở thành đảng viên Xã Hội Pháp, Hồ Chí Minh vẫn chỉ là một trong số nhiều chiếc bóng mờ giữa những người Việt Nam lưu vong tại Pháp. Nhà ở không có phải dựa vào luật sư Phan Văn Trường để được dành cho một căn phòng trong ngôi biệt thự số 6 đường Gobelins. Nghề nghiệp không có nên được Phan Chu Trinh cho giúp việc trong tiệm ảnh của mình để học nghề thợ ảnh. Khó khăn hơn nữa là trình độ hiểu biết Pháp ngữ. Trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Hồ Chí Minh dưới bút hiệu Trần Dân Tiên đã ghi về mình trong thời điểm đó như sau: “Ông Nguyễn lúc đó rất ít hiểu về chính trị, không biết thế nào là Công hội, thế nào là bãi công và thế nào là chính đảng… Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết…Ông Trường viết giỏi, nhưng không muốn ký tên. Mà chính ông Nguyễn phải ký tên những bài báo.” (8)  Đó là những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc ( đúng ra là Nguyễn Le Patriote) viết cho tờ Le Peuple của đảng Xã Hội Pháp và là những hoạt động đấu tranh tích cực nhất mà Hồ Chí Minh tham dự cho tới năm 1921.
Nói một cách khác, tới giữa năm 1921, Hồ Chí Minh chỉ là người được Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường tin cậy giao cho vai trò giao dịch, được phép mang cái tên Nguyễn Ái Quốc gia nhập đảng Xã Hội Pháp để phát biểu quan điểm của người Việt Nam tại Pháp.
Tình trạng trên thay đổi vào tháng 7-1921 tức 7 tháng sau khi Hồ Chí Minh biểu quyết gia nhập Đệ Tam Quốc Tế. Suốt thời gian này, tại ngôi nhà số 6 Gobelins thường có tranh luận lớn tiếng giữa Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường với Hồ Chí Minh và ngày 14-7-1921, Hồ Chí Minh rời khỏi ngôi nhà.
Không ai biết nội dung những cuộc tranh luận nhưng có thể hiểu Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường không tán thành việc gia nhập Đệ Tam Quốc Tế. (9)
Hồ Chí Minh bỏ ngôi nhà số 6 đường Gobelins nhưng giữ tên Nguyễn Ái Quốc vốn là cái tên chung của một số người trong ngôi nhà đó từ trước khi Hồ Chí Minh tới. Tuy nhiên, cái tên này cũng như tâm tư của những con người đấu tranh trong ngôi nhà số 6 đường Gobelins không còn gắn bó với tư tưởng và tâm tư của Hồ Chí Minh nữa.
Kể từ tháng 7-1921, Hồ Chí Minh hoàn toàn gắn kết với chủ nghĩa Cộng Sản. Ngày 29-12-1921, tại đại hội kỳ 1 của Đảng Cộng Sản Pháp, Hồ Chí Minh đã phát biểu: “…Tôi vui sướng biết chừng nào khi được dự đại hội đầu tiên của những người Cộng Sản. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chủ nghĩa xã hội Pháp, một đồng chí người bản xứ thực sự tham gia vào công việc của Đại Hội. Tôi cũng phải nói đó là dấu hiệu tốt, bởi vì điều đó xác nhận rằng chỉ có trong chủ nghĩa Cộng Sản, người ta mới thấy tình hữu ái thực sự và quyền bình đẳng, và cũng chỉ có nó, chúng ta mới có thể thực hiện sự hòa hợp và hạnh phúc ở chính quốc và ở các thuộc địa”. (10)
Do đó, Hồ Chí Minh tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền phát triển đảng Cộng Sản Pháp và đầu năm 1923 đã ghi lại trong tờ truyền đơn cổ động cho báo Le Paria những dòng sau: “Chỉ có chủ nghĩa Cộng Sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc nguồn gốc, sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dày ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau. Tất cả mọi người hãy đứng lên quanh lá cờ đỏ để chinh phục thế giới. Lao động tất cả các nước, đoàn kết lại!”  (11)
Không còn gì để ngờ vực về quan điểm chính trị mới của Hồ Chí Minh trong đó nguyện vọng độc lập dân tộc đã được thay thế bằng nguyện vọng chung sống hạnh phúc hòa bình trong nền cộng hòa thế giới của những người lao động chấp nhận đứng dưới lá cờ đỏ Cộng Sản.
Cho nên, trong bản báo cáo đầu tiên của Hồ Chí Minh ghi ngày 18-12-1924, sau một tháng có mặt tại Quảng Châu, đã có dòng cuối cùng nhấn mạnh: “Trong lúc này, tôi là một người Trung Quốc chứ không phải là một người Việt Nam và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc”.  (12)
Trong 4 công tác được giao phó, hai công tác cụ thể thuộc về vận động phát triển tổ chức là bắt liên lạc với các đoàn thể chính trị địa phương và tạo dựng một cơ sở thông tin, tuyên truyền. Hơn hai tuần lễ trước khi viết bản báo cáo, qua hướng dẫn và sắp đặt của phái bộ Borodin, Hồ Chí Minh đã bắt tay ngay vào việc thực hiện hai công tác trên bằng cách tìm tới nhà Nguyễn Công Viễn làm quen với một nhóm thanh niên trong tổ chức Tâm Tâm Xã của Phan Bội Châu. Cuộc gặp gỡ đầu tiên diễn ra vào một buổi tối đầu tháng 12-1924. Hồ Chí Minh tự xưng là Vương Sơn Nhị phóng viên của tờ Quảng Châu báo tới để tỏ lòng ngưỡng mộ những người cùng chí hướng với liệt sĩ Phạm Hồng Thái. Trong câu chuyện, Hồ Chí Minh vẫn giữ tên Vương Sơn Nhị nhưng cho hai người bạn của Nguyễn Công Viễn cùng có mặt lúc đó là Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu biết mình là người Nghệ An, đồng hương với họ.
Những cuộc tiếp xúc ngày càng nhiều. Và, càng ngày nhóm thanh niên Lê Hồng Sơn càng bị cuốn hút vào nội dung các vấn đề do ông Vương đặt ra. Chủ nghĩa cộng sản, cách mạng vô sản, tổ chức Đảng, quần chúng công nông vv… bắt đầu được các anh quan tâm tìm hiểu. Ông Vương chỉ cho các anh những sách báo cần đọc, giảng giải cho các anh rõ thêm những điều sách báo nói đến. Cứ như vậy, dần từng bước, với lòng khát khao hiểu biết cái mới, được sự dìu dắt của ông Vương, nhóm thanh niên Lê Hồng Sơn đã tìm được đường sáng. Nỗi băn khoăn của các anh về con đường và cách thức cứu nước đã được giải đáp. Đó là con đường cách mạng vô sản. Trước mắt, các anh cùng ông Vương lựa người tâm đắc, chỉ ra đường đi nước bước cho anh em để cùng chung sức lập ra tổ chức (13)
Kết quả, vừa đúng 2 tháng sau, ngày 19-2-1925, Hồ Chí Minh đã gửi báo cáo về Mạc Tư Khoa, báo tin vui cho Chủ Tịch Đoàn Đệ Tam Quốc Tế: “Chúng tôi đã lập được một nhóm bí mật gồm 9 hội viên. Trong đó, 2 người đã được phái về nước. Trong số hội viên đó, 5 người đã là đảng viên dự bị của Đảng Cộng Sản. Chúng tôi còn có 2 đoàn viên dự bị Đoàn thanh niên cộng sản Lênin”  (14) 
Nhóm bí mật 9 hội viên này gồm Hồ Chí Minh và 8 người thuộc Tâm Tâm Xã là Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Lê Quảng Đạt, Lâm Đức Thụ tức Nguyễn Công Viễn, Vương Thúc Oánh, Lưu Quốc Long và Trương Vân Lĩnh.
Vương Thúc Oánh, Lưu Quốc Long, Trương Vân Lĩnh là những thanh niên hoạt động tại Thái Lan được Hồ Tùng Mậu tới thuyết phục chuyển về Quảng Châu. Nhóm này được gọi là “Cộng Sản Đoàn” và trở thành hạt nhân để tới tháng 6-1925 biến tổ chức Tâm Tâm Xã thành Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội với một tổng bộ lãnh đạo do Hồ Chí Minh cầm đầu. Việc làm đầu tiên của tổ chức này là xuất bản tuần báo Thanh Niên, số ra mắt đề ngày 21-6-1925 tức trong thời gian xẩy ra biến cố Phan Bội Châu bị mật thám Pháp bắt tại Thượng Hải.
Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội xác định mục đích là “hy sinh tính mệnh, quyền lợi, tư tưởng để làm cuộc cách mệnh dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành lại độc lập cho xứ sở) rồi sau làm cách mệnh thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa Cộng Sản)”. Bản điều lệ của Hội nêu chương trình hoạt động là “thành lập chính phủ nhân dân, áp dụng nguyên tắc tân kinh tế chính sách, đoàn kết với giai cấp vô sản các nước, thành lập xã hội Cộng Sản”. (15)
Bên cạnh hình Tôn Dật Tiên, Phạm Hồng Thái lúc này xuất hiện thêm hình Karl Marx và Lênin tại trụ sở Hội. Một lớp huấn luyện chính trị đặc biệt được tổ chức thường trực để đào tạo cán bộ và mọi học viên đều thuộc lòng bản Quốc Tế Ca được Hồ Chí Minh dịch ra tiếng Việt theo thể thơ lục bát như sau:
Hỡi ai nô lệ trên đời
Hỡi ai cực khổ đồng thời đứng lên
Bất bình này, chịu sao yên
Phá cho tan nát một phen cho rồi
Bao nhiêu áp bức trên đời
Sạch sành sanh phá cho rồi mới tha
Cuộc đời nay đã đổi ra
Ta xưa con ở, nay là chủ ông
Trận này là trận cuối cùng
Ầm ầm Đoàn lực, đùng đùng Đảng cơ
Lanh-te-rô-na-xi-on-na-lơ
Ấy là nhân đạo, ấy là tự do. (16)
Đồng thời với việc củng cố tăng cường cơ sở tại Quảng Châu, Hội bắt đầu cử người về nước và đi Thái Lan tuyên truyền thu hút thanh niên qua tham gia các lớp huấn luyện chính trị để trở về hoạt động quảng bá tư tưởng Cộng Sản. Trong năm 1926, Lê Duy Điếm được cử về Nghệ An đã thu phục được nhóm Phục Việt của Trần Phú, Tôn Quang Phiệt đồng ý gia nhập Hội và cử người đi Quảng Châu dự các lớp huấn luyện.
Kết quả tương tự cũng gặt hái được với Lê Hữu Lập được cử về vận động các nhóm học sinh trung học tại Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, và với Hồ Tùng Mậu được cử đi vận động Việt kiều tại Đông Bắc Thái Lan …
Con đường xâm nhập Việt Nam của chủ nghĩa Cộng Sản kể từ sau 1926 không còn qua sách báo từ Pháp mà trực tiếp với những cán bộ tuyên truyền từ Quảng Châu, Thái Lan.
Chủ nghĩa Cộng Sản được truyền bá lúc này là chủ nghĩa Mác-Lênin tức chủ nghĩa Cộng Sản cộng với phương thức đấu tranh Lênin vì điều lệ Đệ Tam Quốc Tế đã qui định chỉ được coi là người Cộng Sản khi vừa tin theo Marx vừa tán thành đường lối Lênin.
Trên căn bản này, từ năm1926, Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài báo xỉ vả nhóm Đệ Nhị Quốc Tế là tổ chức tiểu tư sản gồm những tên xã hội chủ nghĩa gian xảo, làm lợi khí cho bọn bóc lột và lừa đảo và từ sau 1930 đã không ngừng kết án nhóm Đệ Tứ Quốc Tế là bọn chó săn, tay sai Phát Xít cần phải tiêu diệt.
Quan điểm bạn và thù với chính những người cùng chung tư tưởng Cộng Sản đã được xác định như thế nên không thể có sự dễ dàng chấp nhận những người theo đuổi tư tưởng quốc gia dân tộc.
Tuy nhiên, trọng tâm quan điểm chiến lược Lênin là hiệu quả của sự liên minh với các thành phần tùy theo giai đoạn nên mọi hoạt động tuyên truyền đều khoác những chiêu bài thích nghi với thực tế của từng thời điểm, từng địa phương và việc xâm nhập các đoàn thể khác để chi phối lũng đoạn là việc cần thiết. Xâm nhập là cơ hội bớt thù thêm bạn, vì có thể đạt điều kiện biến các đoàn thể đó thành tổ chức của chính mình.
Hồ Chí Minh đã hoàn tất việc này khi xâm nhập nhóm Tâm Tâm Xã vốn là một tổ chức do những người theo Phan Bội Châu thành lập năm 1923 với mục tiêu giải phóng đất nước.
Hồ Chí Minh khởi sự làm quen với nhóm Tâm Tâm Xã vào tháng 12-1924, tới tháng 6-1925 đã lôi cuốn những thành viên chủ chốt đồng ý biến nhóm thành Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội đặt dưới sự điều động của Hồ Chí Minh.
Tuy nắm tổ chức này trong tay, Hồ Chí Minh chỉ cho bày thêm tại trụ sở Hội 2 tấm hình Marx, Lênin bên cạnh hình Tôn Trung Sơn, Phạm Hồng Thái là những biểu tượng đấu tranh của Tâm Tâm Xã và vẫn luôn cổ võ lòng yêu nước. Vì luận cương chính trị Lênin đã phân tích rõ nguyện vọng tha thiết nhất của quần chúng tại các thuộc địa chỉ là lật đổ ách thực dân, giành lại độc lập nên phải đặt chủ nghĩa dân tộc trong khuôn khổ đấu tranh giai cấp như một võ khí vận động quần chúng tham gia cách mạng vô sản toàn thế giới. Tất nhiên, khi thành công trong việc giành quyền chính để tiến tới thiết lập chế độ vô sản thì chủ nghĩa dân tộc sẽ không còn lý do tồn tại, nhưng đây là điều không thể công khai tuyên bố và cũng không cần thiết công bố khi chưa giành được quyền chính.
Chính vì thế, trong lúc hết lời công kích các nhóm Đệ Nhị, Đệ Tứ Quốc Tế, Hồ Chí Minh đã không ngừng đề cao lòng yêu nước và tinh thần cách mạng dân tộc.
Động cơ của nỗ lực này không khởi từ sự theo đuổi nguyện vọng yêu nước của dân tộc mà khởi từ yêu cầu phát triển ảnh hưởng Đệ Tam Quốc Tế để tiến tới tranh thủ mục tiêu cuối cùng là tiêu diệt chế độ Tư Bản giành quyền chuyên chính trên toàn thế giới cho giai cấp Vô Sản đại diện bởi tổ chức Đệ Tam Quốc Tế, cụ thể là chính quyền Liên Xô.
Nói một cách khác, chủ nghĩa Cộng Sản Mác-Lênin từ sau 1925 đã xâm nhập Việt Nam qua trung gian của nhiều phong trào tổ chức đấu tranh yêu nước và đây là một trong những lý do khiến không ít người nghiên cứu về vấn đề Việt Nam đã đồng hóa Cộng Sản Việt Nam với các lực lượng đấu tranh yêu nước. 
Cái hạt nhân đỏ mà Hồ Chí Minh gieo vào Đông Dương là Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội từ 1926 đến 1929 đã nẩy mầm bén rễ thành nhiều tổ chức như các Hội Việt Kiều Thân Ái tại một số địa phương Thái Lan, Tân Việt Cách Mạng Đảng tại Huế, Đông Dương Cộng Sản Đảng tại Hà Nội rồi An Nam Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn tại mấy tỉnh miền Bắc Trung Phần… tạo thành một tình trạng theo Đặng Hòa là rất khẩn trương. Đặng Hòa đã diễn tả: “Năm 1929 quá trình hình thành các nhóm cộng sản đang diễn ra rất khẩn trương. Mấy năm qua, hoạt động của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội đã phổ biến ngày càng rộng những tư tưởng của chủ nghĩa Mác–Lênin trong quần chúng yêu nước, phong trào công nhân phát triển mạnh, ý thức giác ngộ chính trị của công nhân ngày càng cao. Những nhóm cộng sản bí mật đã xuất hiện ở cả Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Mỗi nhóm đều có ý muốn tổ chức của mình là Đảng Cộng Sản duy nhất ở trong nước. Quan hệ giữa các nhóm với nhau không bình thường”. (17)
Lúc này Hồ Chí Minh đang có mặt tại Thái Lan sau khi theo phái bộ Borodin rời Trung Quốc năm 1927 trở về Nga qua công tác tại Pháp – Đức.
Tháng 7-1928, Hồ Chí Minh tới Thái Lan và tháng 12-1929 được lệnh của Đệ Tam Quốc Tế xuống tàu trở lại Trung Quốc lo hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Việt Nam.
Ngày 3-2-1930, tại Hong Kong, các đại diện  Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng đồng ý hợp nhất thành Đảng Cộng Sản Việt Nam trước sự chứng kiến của Hồ Chí Minh với tư cách đại diện Đệ Tam Quốc Tế.
Kể từ đây, tại Việt Nam bắt đầu hiện diện một tổ chức Cộng Sản thực sự nắm quyền chỉ đạo hoạt động của mọi nhóm cộng sản địa phương. Tổ chức mang tên Đảng Cộng Sản Việt Nam vào lúc thành lập tới tháng 10-1930 đổi tên thành Đảng Cộng Sản Đông Dương theo chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế và được nhìn nhận là một chi bộ độc lập của Đệ Tam Quốc Tế theo nghị quyết ghi ngày 11-4-1931 nguyên văn như sau:“Đảng Cộng Sản Đông Dương trước đây là một chi bộ của Đảng Cộng Sản Pháp, từ nay được công nhận là một chi bộ độc lập thuộc Quốc Tế Cộng Sản”.
Nghị quyết này đặt Cộng Sản Việt Nam vào vị thế cao hơn trong hệ thống Quốc Tế Cộng Sản đồng thời cũng là vị thế bị chi phối trực tiếp chặt chẽ hơn bởi Đệ Tam Quốc Tế.
Trong tình thế mới mẻ này, những hoạt động phản đối như mít tinh, bãi công lẻ tẻ tại vài nơi trong nước vào thời điểm 1928-1929 đã được nhìn lại để biến thành phong trào quy mô hơn là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh thúc đẩy một loạt các cuộc nổi dậy tại nhiều xã ở Nghệ An trong tháng 9-1930, tại Phổ Đức, Quảng Ngãi và Tiền Hải, Thái Bình tháng 10-1930 …
Trong hồi ký Một Cơn Gió Bụi, Trần Trọng Kim đã ghi lại tổng quát về 20 năm chủ nghĩa Cộng Sản xâm nhập Việt Nam, từ 1925 tới 1945, như sau: “Nguyên từ khoảng 1925-1926 trở đi, ở Việt Nam đã có người nói đến chủ nghĩa cộng sản. Lúc ấy có một thiếu niên tên Nguyễn Tất Thành, sinh năm 1894, con nhà thi lễ, quê làng Kim Liên huyện Nam Đàn thuộc tỉnh Nghệ An. Trước học trường trung học ở Huế rồi bỏ sang Pháp theo Xã Hội Đảng, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Sau lại sang Nga vào đảng Cộng Sản, đến khoảng 1929-1930 ông trở về gây phong trào cộng sản cách mệnh ở vùng Nghệ Tĩnh. Lúc ấy chính phủ bảo hộ Pháp dùng võ lực đàn áp một cách tàn nhẫn. Việc ấy thất bại, đảng cộng sản tuy phải im hơi lặng tiếng, nhưng vẫn ngấm ngầm tuyên truyền trong đám dân gian và thợ thuyền, theo đúng phương pháp đã định ở Mạc Tư Khoa bên Nga …
Bọn ông Hồ Chí Minh… lợi dụng danh hiệu Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội để che đậy công việc làm…Trong khi ông Hồ Chí Minh ở bên Tàu để chờ đợi thời cơ, ở trong nước đâu đâu cũng có cán bộ, ngấm ngầm hành động và tuyên truyền rất khôn khéo. Họ lợi dụng lòng ái quốc của dân chúng mà tuyên truyền Việt Minh không phải là đảng cộng sản, chỉ là một mặt trận gồm tất cả các đảng phái lấy lại độc lập cho nước nhà, vậy nên từ bắc chí nam đâu cũng có người theo.
Cách hành động của họ thì bất cứ công sở hay tư sở, hễ đâu có một tổ chức làm việc là có người của họ chen lấn vào, hoặc để tuyên truyền, hoặc để hoạt động theo chủ nghĩa họ. Đảng viên cộng sản lại biết giữ kỷ luật rất nghiêm và rất chịu khó làm việc. Xem như Hội Truyền Bá Quốc Ngữ khi mới thành lập ở Hà Nội là có ngay những người cộng sản vào hội rồi, và những người nhận việc đi dạy học rất chăm, không quản công lao gì cả. Một tổ chức có kỷ luật và chịu khó làm việc như thế, làm gì mà không mạnh.
 Sự tổ chức của đảng cộng sản đã mạnh và nhất là từ khi quân Nhật Bản vào đóng ở Đông Dương, rồi xem hình như người Pháp lại ngấm ngầm dung túng họ, có ý để họ quấy nhiễu quân Nhật may ra có xảy biến đổi gì chăng. Cho nên người ta thấy lúc ấy chính phủ bảo hộ vẫn bắt bớ những người làm thuyền thợ theo cộng sản, song người cộng sản nào có chút thế lực thì bắt rồi lại thả ra, hoặc dùng để làm việc với mình…
Trong khi ấy ông Hồ Chí Minh ở bên Tàu vẫn cộng tác với Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội, không có tranh dành địa vị như những người khác, cứ làm việc của một đảng viên có kỷ luật. Cái khôn khéo của ông lúc ấy không để lộ cho ai biết ông là lãnh tụ đảng cộng sản Đông Dương …
 Về khoảng cuối năm 1944, Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội lại dời về tỉnh Quảng Tây và cho ông Hồ Chí Minh về Bách Sắc để trù liệu kế hoạch nhập Việt. Sau đó hội cho ông Hồ Chí Minh cùng 22 đảng viên phần nhiều là người trong đảng Phục Quốc về nước để khởi sự hành động. Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên là Đỗ Thị Lạc là người sau có đứa con gái với Hồ Chí Minh. Về sau thấy người ta nói khi về đến địa hạt Bắc Giang, có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì không chịu theo cộng sản.
… Việc ấy xảy ra vào khoảng tháng hai năm 1945. Từ đó bọn ông Hồ Chí Minh bỏ danh hiệu Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội mà dùng danh hiệu cũ là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, tức Việt Minh, và dùng cờ đỏ sao vàng của cộng sản.”
Nhìn chung, chủ nghĩa Cộng Sản ban đầu xâm nhập Việt Nam qua sách báo Pháp – Hoa với tác động của một học thuyết xã hội đối với giới trí thức nhưng chỉ mấy năm sau đã đổi thành chủ nghĩa Mác– Lênin xâm nhập qua hoạt động tuyên truyền của một cán bộ Đệ Tam Quốc Tế là Hồ Chí Minh mượn tay nhiều tổ chức và các phần tử quốc gia yêu nước để truyền bá tới mọi tầng lớp quần chúng trên khắp nước.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã đem về cho Việt Nam những thành quả nào?
Đã có không ít lời giải đáp cho câu hỏi trên theo nhiều lối nhìn khác nhau.
Chủ điểm của chương sách này không nhắm tìm thêm một lời giải đáp mà chỉ nhìn lại những đoạn đường xâm nhập của chủ nghĩa Cộng Sản cùng những người đã đưa chủ nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam. Hiển nhiên, Hồ Chí Minh chỉ là một người đi sau nhiều người khác trong công việc này. Nhưng cũng hiển nhiên, Hồ Chí Minh là người duy nhất thành công trong việc nhuộm đỏ toàn bộ đất nước Việt Nam nhờ đức tin tuyệt đối ở chủ nghĩa Mác – Lênin cộng với nhiệt tình phụng sự Đệ Tam Quốc Tế, sự trung thành với quan điểm chiến lược sách lược Lênin và khả năng vận dụng linh hoạt mọi yếu tố thực tế trong nhiều thời kỳ khác nhau.
 
CHÚ THÍCH
CHƯƠNG 44
___________________________
(01) Bác Hồ, những năm tháng ở nước ngoài – Đặng Hòa, Trung Tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc VIỆT NAM, Hà Nội 2001, tr.37-38. Nguyên văn bản thỉnh nguyện ngoài đoạn trích dẫn trên còn 6 câu mở đầu và 18 câu kết.  
(02) Trong tác phẩm Ho Chi Minh The missing years, bà Quinn-Judge, có lẽ vì không tìm thấy văn kiện nào bằng Nga ngữ trong văn khố liên bang Nga, nên quả quyết Hồ Chí Minh không được QTCS trọng dụng, và còn bị ngược đãi. Nhưng việc Hồ Chí Minh được cử vào ban Phương Đông thuộc QTCS là đích xác, vì trong cuốn Bác Hồ Trên Đất Nước Lênin, nơi các trang 62 và 106, Hồng Hà đã trưng văn kiện chính thức của ban chấp hành QTCS ghi rõ ngày 14-4-1924 chứng nhận: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc là cán bộ của Ban Phương Đông QTCS”, mang chữ ký của “tổng thư ký ban Phương Đông thuộc ban chấp hành Quốc Tế Cộng Sản, PÊ-TƠ-RỐP”, và ở một chỗ khác còn ghi thêm: “với khoản tiền trợ cấp hàng tháng là 6 tréc-vô-nhét, tương đương với 60 rúp.”
(03) Danh Nhân HCM – Trần Đình Huỳnh, Nxb VănHọc, HàNội 2001, tr. 14-15.
(04) Các chi tiết về  giấy chứng nhận ký tên Pê-tơ-rốp, công tác tại Quảng Châu, phí khoản trợ cấp cho Hồ Chí Minh được ghi rõ trong Danh Nhân Hồ Chí Minh các trang 33, 35 và ghi rõ trong Hồ Chí Minh Biên Niên Tiểu Sử, Tập I, các trang 231, 237)
(05)-(07) Bác Hồ Trên Đất Nước Lênin, Hồng Hà,  tr. 133-134, 130
(06)  Ho Chi Minh The missing years – Sophie Quinn-Judge,  tr. 88
(08)  Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch – Nxb Văn Học, Hà Nội 2001, tr. 34-35
(09) Bác Hồ, những năm tháng ở nước ngoài –  tr.51-53. Tác giả trích một đoạn thư ngày 18-2-1922 của Phan Chu Trinh từ Marseille gửi Hồ Chí Minh ở Paris, có câu:… tôi không thích cái phương pháp “ngoạ ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” của anh…
(10)-(11) Danh Nhân Hồ Chí Minh – tr.21 & 27
(12)  Biên niên tiểu sử – Tập I,  tr.239.
(13)-(14)-(15)-(16)-(17) Bác Hồ, những năm ... tr.99-101, 102-107 & 115-116

* Chương 45* HỒ CHÍ MINH và vụ bán Phan Bội Châu cho Pháp

Trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc, Phan Bội Châu (1867-1940) thường được nhắc đến như một chí sĩ, một nhà cách mạng nổi bật. Là một nhà nho ưu thời mẫn thế, Phan Bội Châu đã chọn cho mình con đường cứu nước, cứu dân mà kẻ sĩ xứng danh nào cũng không thể từ chối khi đất nước lâm nguy theo câu nói đã thành châm ngôn: Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách.
Mới 17 tuổi, Phan Bội Châu đã thảo hịch Bình Tây Thu Bắc và tích cực vận động thành lập Thí Sinh Quân để góp sức vào phong trào kháng Pháp đương thời.
Nhưng phong trào Cần Vương cũng như lực lượng triều đình Huế lúc đó không đủ sức đương cự với quân Pháp nên tất cả đều tan rã. Trong khi người Pháp tiếp tục tiến hành bình định để củng cố chính quyền thực dân, Phan Bội Châu không từ bỏ chí hướng đã có. Vừa dùng ngòi bút sáng tác thơ văn để nung nóng nhiệt tình cứu nước, ông vừa bôn ba tìm gặp các phần tử đấu tranh để gây dựng lực lượng chống Pháp.
Phan Bội Châu đã tiếp xúc với nhiều người từng chiến đấu trong hàng ngũ Cần Vương của Phan Đình Phùng, từng tới Yên Thế gặp Đề Thám, bàn tính việc đấu tranh với nhiều nhân vật trí thức yêu nước như Nguyễn Hàm, Đặng Thái Thân…và đặc biệt đưa ra chủ trương “giao kết giáo đồ” vận động tín đồ Thiên Chúa Giáo. Đây là một chủ trương hết sức mới mẻ vì vào thuở đó vẫn có định kiến là tín đồ Thiên Chúa Giáo ủng hộ thực dân Pháp.
Phan Bội Châu cho rằng cuộc đấu tranh chỉ thành công khi đạt được sự hợp quần dân tộc và tin tưởng tuyệt đối ở lòng yêu nước của giáo dân.
Thực tế chứng minh Phan Bội Châu hoàn toàn nghĩ đúng vì sau đó phong trào nhận được sự đóng góp rất lớn của tín đồ Thiên Chúa giáo, gồm cả các vị linh mục ở nhiều giáo xứ như linh mục Thông xứ Mộ Vinh, linh mục Truyền xứ Mỹ Dụ, linh mục Thông xứ Quỳnh Lưu, Nghệ An và linh mục Ngọc xứ Ba Đồn, Quảng Bình… Phan Bội Châu đã ghi lại trong Phan Bội Châu niên biểu rằng “công ơn các người giáo dân phù giúp rất nhiều” và ghi lại một kết quả rất đáng kể của chủ trương là “các đám mây mù nghi ngờ giữa Lương Giáo, quét một trận sạch bong”. (1)
 Năm 1905, Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính, Tăng Bạt Hổ xuất dương qua Trung Hoa rồi Nhật Bản, bắt đầu phát động phong trào Đông Du cứu nước. Trong số giáo đồ Thiên Chúa Giáo hưởng ứng phong trào có tu sĩ Mai Lão Bạng với biệt danh Già Châu đã đích thân đưa một nhóm thanh niên tới tận Hong Kong gặp Phan Bội Châu năm 1908 và sau đó trở thành cộng sự viên đắc lực của Phan Bội Châu.
Suốt 20 năm lưu vong ở Nhật Bản, Trung Hoa, Thái Lan, Phan Bội Châu kết giao với nhiều nhân vật tên tuổi trong chính giới Trung Hoa, Nhật Bản như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Tôn Dật Tiên, bá tước Đại Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu), tử tước Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Ki)… thành lập Việt Nam Quang Phục Hội cùng nhiều hội đoàn khác thúc đẩy, hỗ trợ các phong trào đấu tranh ở trong nước bằng sách báo tuyên truyền và giúp đỡ võ khí… (2)
Phan Bội Châu trở thành tiêu biểu của lòng yêu nước, động cơ kích động thu hút mọi người tham gia hoạt động lật đổ ách thực dân, trở thành kẻ đại quốc phạm đối với chính quyền bảo hộ Pháp nên đã bị kết án tử hình khiếm diện vào năm 1913 cùng với Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và Nguyễn Hải Thần.
Sau khi Lênin cướp chính quyền thành công tại Nga, Phan Bội Châu đã nghĩ tới việc kết giao với người Nga để tìm thêm sự yểm trợ cho lực lượng đấu tranh Việt Nam. Trong Phan Bội Châu niên biểu (3), Phan Bội Châu khen Lênin có tài về chiến lược đấu tranh cách mạng nên có ý muốn gửi một số du học sinh nhờ Liên Xô giúp đỡ cho việc huấn luyện. Vì thế năm 1920, Phan Bội Châu đã đi Bắc Kinh gặp hai người Nga và ghi lại cuộc gặp gỡ đó như sau:
“Năm Canh Thân (1920), tháng 11, tôi nghe được người của Đảng Xã Hội Cộng Sản của nước Hồng Nga nhóm họp ở Bắc Kinh khá nhiều mà đại bản doanh của họ chính là nhà Bắc Kinh đại học. Tôi vì tính sẵn ham lạ mà nghiên cứu chân lý của đảng Cộng Sản…
Tôi đi Bắc Kinh… tới thăm Thái Nguyên Bồi tiên sinh… Thái mới giới thiệu tôi với hai người Nga, một người lao nông Nga La Tư du Hoa đoàn đoàn trưởng (tên chữ Nga tôi không nhớ được), một người là Hán văn tham tán Lạp tiên sinh là thuộc viên của đại sứ Gia-Lạp-Hãn.
Lần này là lần thứ nhất mà tôi trực tiếp kết giao với người Nga. Tôi có hỏi Lạp tiên sinh rằng: “Người nước tôi muốn đi du học quý quốc, nhờ tiên sinh chỉ vẽ đường lối cho”.
Lạp nói rằng: “Chính phủ Lao Nông đối với đồng bào thế giới ở nước Nga rất là hoan nghênh, người Việt Nam nay du học lại tiện lợi lắm. Do Bắc Kinh đến Hải Sâm Uy, đường thủy, đường bộ thông được cả. Do Hải Sâm Uy đến Xích Tháp có đường sắt vào Tây Bá Lợi Á, đi thấu được vào Mạc Tư Khoa, kể hành trình chỉ có 10 ngày thôi. Học sinh tới Nga tất trước phải đến Bắc Kinh, có đại sứ nước Lao Nông ở đó, vào xin lĩnh chứng thư và giấy giới thiệu. Được chứng thư của đại sứ thì từ Xích Tháp đến Mạc Tư Khoa, các tổn phí tiền xe và thực dụng thảy có chính phủ Lao Nông ưu đãi cho. Kể từ Việt Nam đến đất Nga, nhu phí chỉ trong 200 đồng chắc dễ biện lắm. Nhưng du học sinh trước khi vào học tất phải quyết tâm thừa nhận những điều kiện như dưới này:
1– Tín ngưỡng chủ nghĩa Cộng Sản.
2– Học thành rồi, về nước tất phải gánh lấy những việc tuyên truyền chủ nghĩa Lao Nông.
3– Học thành rồi, về trong nước mình phải ra sức làm những sự nghiệp cách mệnh.
Còn như phí tổn chi dụng trong khi tại học và khi về nước, nhất thiết do chính phủ Lao Nông đảm nhiệm.
Bấy nhiêu lời như trên là những lời mà lúc ấy tôi hội thoại với ông Lạp. Ông Hoàng Đình Tuân dùng tiếng Anh thông dịch cho tôi … Người Nga khi nói chuyện với tôi biểu hiện một cách hòa ái thành thực, tư sắc rành thấy là không đạm không nồng. Tôi còn nhớ một câu rằng: “Chúng tôi được thấy người Việt Nam là bắt đầu từ ông. Ông nếu dùng được chữ Anh làm một bản sách kể cho hết chân tướng người Pháp ở Việt Nam đem cho chúng tôi, chúng tôi cảm tạ mà không dám quên”. (4)
Sau lần tiếp xúc này, Phan Bội Châu trở về Quảng Châu không gặp gỡ người Nga nữa mà chỉ lo trung hưng Quang Phục Hội theo tình hình mới, nhất là sau khi xẩy ra vụ Phạm Hồng Thái ám sát toàn quyền Merlin tại Sa Điện.
Phan Bội Châu gặp Tưởng Giới Thạch, Lý Tế Thâm đề nghị giúp đưa du học sinh Việt Nam vào trường Hoàng Phố và bàn với các đồng chí cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội đổi thành Việt Nam Quốc Dân Đảng dựa theo khuôn mẫu Trung Hoa Quốc Dân Đảng.
Phan Bội Châu hoàn tất việc soạn thảo các văn kiện căn bản như đảng cương, chương trình vào tháng 9 năm Giáp Tý tức khoảng tháng 10-1924 giao cho Hồ Tùng Mậu đưa về trong nước lấy thêm ý kiến, rồi rời Quảng Châu về Hàng Châu.
Theo hồi ức Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu không rõ Hồ Tùng Mậu có chuyển tài liệu về nước không nhưng từ khoảng đầu năm 1925, Phan Bội Châu nhiều lần nhận được thư góp ý của Hồ Chí Minh.
Đây là thời gian Hồ Chí Minh báo cáo với Đệ Tam Quốc Tế về việc vừa lập xong nhóm bí mật Cộng Sản Đoàn với 8 người thuộc Tâm Tâm Xã trong đó có con rể Phan Bội Châu là Vương Thúc Oánh đang hoạt động ở Thái Lan được Hồ Tùng Mậu đích thân qua gặp đưa về Quảng Châu.
Hồ Chí Minh đang cùng nhóm này sắp xếp biến Tâm Tâm Xã thành Việt Nam Thanh Niên Đồng Chí Hội vào tháng 6-1925 là thời gian mà người Việt Nam tranh đấu tại Trung Hoa dự trù tổ chức lễ tưởng niệm liệt sĩ Phạm Hồng Thái hy sinh ngày 19-6-1924 (tức ngày 15-5 Giáp Tý).
Sự có mặt của Phan Bội Châu trong dịp này là điều mong đợi của mọi người và cũng hoàn toàn hợp ý Phan Bội Châu đang muốn nhân dư vang tiếng bom Phạm Hồng Thái hun nóng nhiệt tình tranh đấu. Do đó, Phan Bội Châu rời Hàng Châu ghé Thượng Hải theo dự trù xuống thuyền tại đây về Quảng Châu.
Phan Bội Châu thuật lại: “Mười hai giờ đồng hồ chính trưa ngày 11 tháng 5 âm lịch (5) , xe lửa Hàng Châu đi đến Bắc trạm, tôi vì cớ nóng gởi bạc cho ông Trần nên gởi đồ hành lý ở nhà chứa đồ mà tay tôi xách một cái kha-băng nhỏ. Vừa ra cửa trạm thì thấy có một cái cỗ xe hơi, xe khá lịch sự, đứng xung quanh có 4 người Tây, tôi không nhận được ra người Pháp. Bởi vì xứ Thượng Hải người Tây nước nào cũng có, khách sang trọng biết chừng nào mà kể, đem xe hơi rước khách cũng là thông lệ của các lữ quán to.
Tôi có biết đâu chiếc xe hơi này là đồ gian của kẻ cướp bắt cóc người. Tôi mới ra khỏi cửa trạm vài ba bước thì thấy có một người Tây hung dữ lại trước mặt tôi dùng tiếng quan thoại mà nói với tôi rằng:
– Trứa cơ xe hấn hảo, xính xin xang xàng xe! – Xe này rất tốt, mời tiên sinh lên xe!
Tôi đương cự rằng:
– Ngộ bú giảo! – Tôi không cần!.
Thình lình người Tây nữa ở sau xe ra, hết sức đẩy tôi lên xe. Máy xe tức khắc vặn, tôi đã vào tô giới Pháp rồi. Xe chạy đến bờ bể thì binh thuyền nước Pháp đã chực sẵn. Tôi từ đó thành ra người tù phạm ở trong tàu binh”. (6)
Tin Phan Bội Châu bị bắt trở thành làn sóng thúc đẩy bùng nổ một phong trào đấu tranh lan rộng khắp các miền đất nước và ngay tại chính quốc Pháp.
Gần như mọi thành phần, mọi giới đều lên tiếng đòi tha Phan Bội Châu, xóa bỏ bản án tử hình khiếm diện năm 1913. Nhiều phần tử trí thức, sinh viên học sinh, đại diện các nghiệp đoàn… nối nhau gửi thư bênh vực Phan Bội Châu tới Hội Quốc Liên, tòa án quốc tế La Haye, Quốc Hội và chính phủ Pháp. Những nhân vật nổi tiếng thân Pháp như học giả Phạm Quỳnh cũng công khai yêu cầu ân xá cho Phan Bội Châu.
Dư luận sôi nổi kéo dài nhiều ngày trước và sau ngày 23-11-1925 là ngày khai diễn phiên tòa tại Hà Nội. Ngay giữa phòng xử luôn rộ lên những tiếng phản đối và đã có một người đứng ra xưng rõ họ tên quê quán là Nguyễn Khắc Doanh, người xã Trình Xuyên, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đệ đơn xin Tòa cho được chết thay Phan Bội Châu.
Trong Việt Sử Tân Biên, Phạm Văn Sơn đã ghi lại cảnh hàng trăm bà già buôn thúng bán bưng quỳ dọc theo phố hàng Đường, Hà Nội dâng thỉnh nguyện thư xin ân xá cho Phan Bội Châu vào lúc Toàn Quyền Alexandre Varenne vừa nhậm chức đi thị sát qua khu phố này. (7)
Đây là lần đầu chính quyền thuộc địa Pháp đứng trước một phong trào đấu tranh quyết liệt và có quy mô bao trùm toàn cõi Việt Nam. Kết quả, Tòa chỉ đưa ra một án tù treo và Toàn Quyền Varenne phải cử Khâm Sứ Trung Kỳ Pierre Pasquier đích thân tới phòng giam Hỏa Lò gặp Phan Bội Châu, sắp xếp việc đưa đi an trí tại Huế.
Phan Bội Châu bị bắt khiến hàng ngũ dân tộc yêu nước mất một điểm tựa mang tính chỉ đạo nhưng đã củng cố thêm niềm tin đặt vào các phong trào đấu tranh và hun nóng nhiệt tình của mọi giới ở trong nước.
Riêng Phan Bội Châu cho tới khoảng 1928-1929 khi ngồi viết Phan Bội Châu niên biểu vẫn không hiểu vì sao mật thám Pháp lại biết rõ hành trình của mình để chờ sẵn tại Bắc trạm Thượng Hải, ngoài một mối nghi ngờ: “Ai dè lúc tôi ra đi, thì cái thời giờ hành động của tôi đã có kẻ nhất nhất mật báo với người Pháp mà cái người mật báo đó lại chính là người ở chung với tôi, từng nhờ tôi nuôi nấng… Người ấy nghe nói tên là Nguyễn Thượng Huyền… gọi cụ Thượng Hiền bằng ông chú, thông chữ Hán, đã từng đậu cử nhân, chữ Pháp, chữ quốc ngữ cũng đủ xài. Tôi nhân yêu tài nó, lưu nó làm thư ký còn như nó làm ma cho Pháp thì tôi có nghĩ tới đâu!” (8)
Phan Bội Châu không cho biết đã được nghe ai nói Nguyễn Thượng Huyền làm ma (tức mật thám) cho Pháp và báo rõ hành trình của ông, tuy nhiên có vẻ tin theo.
Vào lúc Phan Bội Châu được nghe nói như thế thì tại Hà Nội, năm 1928, nhà xuất bản Nam Đồng Thư Xã cho phát hành tập tài liệu Ai bán đứng cụ Phan Bội Châu? của tác giả Nhượng Tống nêu đích danh người báo cho mật thám Pháp bắt Phan Bội Châu là nhóm Lý Thụy, Lâm Đức Thụ.  Nhượng Tống phát giác sự việc trên dựa theo nhiều nguồn tin từ những người xung quanh Phan Bội Châu tại Trung Hoa.
Vào thời điểm đó, Lý Thụy cũng như Lâm Đức Thụ không phải những nhân vật tên tuổi trong hàng ngũ đấu tranh và cũng chưa tiêu biểu nổi cho một xu hướng chính trị rõ rệt nào ngoài tư cách người của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội vừa được thành hình.
Điều mọi người biết về Lâm Đức Thụ chỉ là còn có tên Trương Béo hoặc Hoàng Chấn Đông, tên thật là Nguyễn Công Viễn, từng tham gia Tâm Tâm Xã của Phan Bội Châu và có tương quan với tòa lãnh sự Pháp tại Hong Kong.
Như vậy, những nguồn tin mà Nhượng Tống nhận được chắc chắn không do dụng ý chống Cộng nhắm xuyên tạc về lãnh tụ Hồ Chí Minh như các tác giả Cộng Sản Việt Nam sau này nêu ra. Trên thực tế, cái tên Hồ Chí Minh chỉ xuất hiện từ tháng 8-1945 và năm 1928 không ai biết Lý Thụy là Nguyễn Ái Quốc.
Hơn nữa, dù năm 1949 Nhượng Tống bị Cộng Sản ám sát tại Hà Nội, nhưng vào năm 1928, Nhượng Tống chưa hề đặt Cộng Sản vào thế thù địch.
Nhượng Tống bước vào làng báo năm 1924 chuyên hoạt động về văn hóa cho đến cuối tháng 12-1927 mới gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học. Tập tài liệu Ai bán đứng cụ Phan Bội Châu? có thể được viết từ trước thời điểm này để ấn hành kịp vào năm 1928 và như thế Nhượng Tống không những chưa biết Lý Thụy là cán bộ Đệ Tam Quốc Tế mà thậm chí còn không biết Lý Thụy là ai nữa. Người ta đã biết tới cuối năm 1929, Việt Nam Quốc Dân Đảng còn cử người qua Thái Lan liên lạc với Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội đề nghị giúp đỡ võ khí để khởi nghĩa.
Thực ra, không chỉ riêng Nhượng Tống nhận được các tin tức cho biết Lý Thụy và Lâm Đức Thụ chủ mưu bán đứng Phan Bội Châu. Năm 1948, trên tạp chí Cải Tạo tại Hà Nội số tháng 10-1948 được Joseph Buttinger trích lại (9), Đào Trinh Nhất đã viết bài Một bí mật chưa ai nói ra nêu tên Hồ Chí Minh là kẻ chủ mưu bán đứng Phan Bội Châu cho mật thám Pháp.
Đặc biệt hơn, chính Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là người từng có Lâm Đức Thụ bên cạnh nhiều năm ở Trung Hoa cũng ghi lại sự việc này như sau: “Cuối tháng 5 năm 1925, Lâm Đức Thụ viết thư và gửi tiền lên Hàng Châu cho ông Phan Bội Châu, mời về Quảng Châu nhân dịp kỷ niệm Phạm Hồng Thái ngày 19 tháng 6, làm một cuộc tuyên truyền lừng lẫy cho cách mệnh Việt Nam. Ông Phan nhận được thư và tiền, liền đi Thượng Hải để đáp tàu thủy về Quảng Châu. Ông Phan đi rồi, mãi không thấy có thư từ gì về, bọn Hồ Học Lãm ở Hàng Châu lấy làm lạ, viết thư hỏi các đồng chí ở Quảng Châu. Thư trả lời nói không thấy ông Phan xuống đó,  ai cũng lo.
Hơn một tháng sau, Lâm Chi Hạ, chủ nhiệm Quân Sự Biên Tập Xứ, tiếp được một phong thư từ Sán Đầu gửi tới, có kèm theo một mảnh thư do ông Phan viết, mới biết là ông bị bắt rồi.
Gửi thư ấy đến Lâm Chi Hạ là một học sinh Tàu.
Người này cho biết rằng nhân dịp nghỉ hè, từ Thượng Hải về Sán Đầu thăm nhà, gặp ông Phan ở trên tàu thủy, ông Phan thừa lúc người đi kèm không ở cạnh, nói chuyện với y và viết mảnh giấy ấy, nhờ y gửi đi Hàng Châu cho Lâm Chi Hạ.
Cứ như lời ông Phan nói trong mảnh giấy ấy thì khi ông đi xe lửa từ Hàng Châu đến Thượng Hải, vừa ra khỏi cửa ga, liền bị mấy người cảnh sát tô giới Anh núm lấy, điệu lên xe hơi đưa đến tô giới Pháp giao cho người Pháp. Ông bị giam ở đó ít lâu, rồi bị giải về nước bằng tàu thủy.
Lâm Đức Thụ ở Quảng Châu, lúc đầu cố phao vu cho người này người khác để che lấp tội ác của mình nhưng về sau thấy ông Phan bị bắt về đến trong nước, thành ra một cuộc tuyên truyền có hiệu lực cho cách mệnh, Lâm Đức Thụ mới khoe với mọi người đó là công hắn, vì chính hắn bắt ông Phan.
Hắn lại nói sở dĩ bắt ông Phan là vì hắn nghĩ ông đã trở nên già hủ, không thích hợp với thời đại mới nữa, ở ngoài bất quá biết làm mấy câu văn tuyên truyền hão bằng chữ Nho, chẳng được chuyện gì, không bằng đưa ông về nước lấy bản thân ra làm lợi khí tuyên truyền, lại có ích hơn” (10)
Những ý kiến mà Cường Để ghi là của Lâm Đức Thụ đã được Hoàng Văn Chí dựa theo tài liệu của nhạc phụ là Sở Cuồng Lê Dư  xác nhận là ý kiến của Hồ Chí Minh.
Lúc đó, nhóm Lâm Đức Thụ rất tin theo Hồ Chí Minh và đang tính toán biến Tâm Tâm Xã thành tổ chức riêng.
Một vấn đề khiến cả nhóm ưu tư là có thể gặp trở ngại khi Phan Bội Châu không đồng ý, vì Phan Bội Châu đang tiến hành việc cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội thành Việt Nam Quốc Dân Đảng theo khuôn mẫu Trung Hoa Quốc Dân Đảng.
Lê Dư theo Phan Bội Châu hoạt động trong Tâm Tâm Xã nhưng gần gũi với Lâm Đức Thụ. Vì thế, Lê Dư đã được nghe nhắc tới ý kiến của Hồ Chí Minh – lúc đó mang tên Lý Thụy và biệt danh Vương Sơn Nhị. Theo Lê Dư, Hồ Chí Minh đã nói: “Cụ đã gần đất xa trời mà chẳng nên công việc gì, chi bằng bán cụ cho Pháp lấy tiền cho Đảng ta”.
Một người trực tiếp nghe Hồ Chí Minh phát biểu như trên là Vương Thúc Oánh. Vương Thúc Oánh là người thứ 7 trong 9 hội viên bí mật của Cộng Sản Đoàn thành lập vào tháng 2-1925. Lúc đó, Vương Thúc Oánh rời Thái Lan theo Hồ Tùng Mậu về Quảng Châu và luôn có mặt trong mọi phiên họp bàn bạc về hoạt động của nhóm.
“Trong cuốn sách tự thuật in vào năm 1962, Vương Thúc Oánh cho biết trong phiên họp khoảng đầu năm 1925 của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, một hội vừa mới được Lý Thụy móc nối và thành lập, và Vương Thúc Oánh có hiện diện trong buổi họp đó, Lý Thụy nói: “Cụ Phan ái quốc thật, nhưng cụ đã quá già, đầu óc rất khó hấp thụ những trào lưu tư tưởng mới. Cụ lại quá thành thực, dễ tin người …”
Lý Thụy đã lý luận hãy để cho cụ Phan trở thành biểu tượng đấu tranh bằng cách để người Pháp bắt giam cụ Phan xong rồi Hội tổ chức các cuộc đấu tranh cho cụ. Song song, khi bán tin cho người Pháp bắt cụ, người Pháp phải gởi lại cho Hội một số tiền và Hội dùng số tiền này để phát triển lực lượng. Lý luận “nhất cử lưỡng tiện” này đã được các thành viên trong Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội biểu quyết chấp thuận”. (11)
Vương Thúc Oánh là con rể Phan Bội Châu cũng không thể phản đối và số tiền nhận được từ người Pháp trong vụ này, theo Vương Thúc Oánh, là 10 vạn quan, tức 100 ngàn quan.
Vụ “bán người” này được hầu hết các tác giả khác nhắc tới trong số có Đào Văn Hội, tác giả Ba nhà chí sĩ họ Phan, cho biết thêm một chi tiết khác: “Sau khi Phan Bội Châu đi Hàng Châu, Lý Thụy và Lâm Đức Thụ đã triệu tập các nhà cách mạng tại Quảng Châu lại, trừ Nguyễn Hải Thần, để bàn về vấn đề tài chánh. Không ai đưa ra được giải pháp nào về vấn đề này. Lâm Đức Thụ đã đề nghị hy sinh cụ Phan Bội Châu … Và hội nghị đã ủy cho Lâm Đức Thụ và Phan Vị đến tiếp xúc với tòa tổng lãnh sự Pháp ở Hương Cảng để thương lượng”.  (12)
Về phía các tác giả ngoại quốc, David Halberstam và J. P. Honey là những người rất có thiện cảm với Hồ Chí Minh cũng xác nhận việc “bán người” trên.
Honey viết: “Việc Hồ Chí Minh bán đứng nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu cho Pháp lúc ấy đang sống lưu vong ở Trung Hoa minh họa chân dung (cá tính) đích thực của con người đó (tức HCM). Sau này ông ta đã chứng minh cho đồng chí thấy việc làm đó là chính đáng bằng cách nêu lên 3 lý do thúc đẩy ông ta làm:
– Một, Phan Bội Châu không phải cộng sản mà là người “quốc gia” và có thể sẽ là đối địch với cộng sản trong kế hoạch kiểm soát phong trào kháng chiến chống Pháp. Phản Phan Bội Châu là loại bỏ được một đối thủ tương lai.
– Hai, món tiền thưởng nhận được của Pháp có thể được dùng một cách tối ưu để phát triển phong trào cộng sản Việt Nam.
– Ba, việc Pháp xử tử Phan Bội Châu sẽ tạo nên một không khí phẫn nộ mạnh trong nước lúc ấy đang cần có.
Biện luận kiểu đó chứng tỏ không còn nghi ngờ rằng Hồ cực đoan, tàn nhẫn và có óc tính toán.” (13)
Khác với J. P. Honey, David Halberstam không nhìn sự việc như một biểu hiện tính chất cực đoan, tàn nhẫn của con người Hồ Chí Minh mà đặt trên căn bản những cái lợi thu được cho hoạt động của Hồ Chí Minh: “Nhà ái quốc già Phan Bội Châu, bạn của thân phụ Hồ, lúc ấy đang ở Quảng Đông. Tại đây ông đã thu hút một số đông thanh niên Việt đang sống lưu vong. Còn Hồ Chí Minh thì nay là một chiến sĩ cách mạng chuyên nghiệp được rèn luyện tại Mạc Tư Khoa. Ông ta coi Châu chẳng có chút hy vọng nào và còn là một vấn đề trở ngại. Châu đối với Hồ chỉ còn là thứ di tích của quá khứ để tôn thờ. Xem ra Châu không phải một nhà cách mạng mà chỉ là một kẻ chống đối trong một địa phương hạn hẹp muốn có chút thay đổi. Đối với nhóm của Hồ, cụ Phan là con người chỉ biết an phận ngồi bàn chuyện đâu đâu trong khi thế giới đang biến chuyển và thời cuộc đang hối thúc phải hành động.
Một phụ tá của Hồ (14) bỗng nảy ra ý kiến có thể cho đoàn thể có một tài khoản lớn đồng thời làm phấn chấn lòng yêu nước trong nước. Anh ta đề nghị với Hồ nên hy sinh Châu cho đại nghĩa quốc gia. Lúc ấy Châu là lãnh tụ quốc gia nổi tiếng nhất tại Quảng Đông. Bán Châu cho Pháp, bọn họ sẽ được thưởng, trong khi đó, việc bắt giữ và xử án Châu sẽ dấy động lòng dân và kéo chú ý của quốc tế. Phản ứng của quốc tế sẽ rất mãnh liệt nên Pháp sẽ không thể xử tử Phan Bội Châu.
Ông Hồ đồng ý và vào tháng 6 năm 1925, Châu nhận được giấy mời dự buổi họp đặc biệt của những nhà cách mạng Việt Nam. Khi ông tới Thượng Hải thì bị mấy người lạ mặt bắt cóc đưa về sở của người Pháp rồi từ đó về Hà Nội.
Người ta tin rằng kẻ trung gian của Hồ đã nhận được 150 ngàn đồng của người Pháp trao cho. Châu bị xử khổ sai chung thân, nhưng mấy tuần sau được ân xá. Toàn quyền Pháp lúc ấy mời Châu đến tư dinh nghỉ đêm, nhưng vị ái quốc lão thành ngay cả lúc ấy cũng còn khước từ không chịu hợp tác với thực dân.
 Tuy nhiên, ông đã bị loại khỏi sân khấu chính trị, và tại QuảngĐông, Hồ Chí Minh nhanh chóng thâu dụng một số những thanh niên Việt lưu vong từng quây quần xung quanh Phan Bội Châu. Từ đó Hồ Chí Minh bắt đầu thành lập nhóm riêng của ông ta.” (15)

Theo Halberstam, Hồ Chí Minh quyết định theo gợi ý của một phụ tá và số tiền nhận được là 150 ngàn. Đây là hai chi tiết tương đối dị biệt so với các tác giả khác. Ngoài ra, mọi chi tiết đều phù hợp, đặc biệt về lý do chủ yếu thúc đẩy hành động bán người là thanh toán trở ngại trên đường phát triển ảnh hưởng Cộng Sản. Halberstam ngưỡng mộ Hồ Chí Minh như một thần tượng nên không thể có dụng ý xuyên tạc để bôi xấu thần tượng. Ngược lại, Halberstam còn coi hành động này phản ảnh tài trí hơn người của Hồ Chí Minh vì vừa loại trừ được một trở ngại vừa có thêm tài chính, có thêm điều kiện nhân tâm thuận lợi và có động cơ cụ thể thúc đẩy việc đấu tranh.
Tuy nhiên có thể chính Halberstam vẫn không tin lý lẽ của mình đủ thuyết phục mọi người nhìn sự việc theo hướng đã mở, vì nhiệt tình yêu nước của Phan Bội Châu và cái án tử hình khiếm diện đã có từ 1913. Bởi lẽ, bất kỳ lý do nào cũng không cho phép đặt một người nhiệt tình yêu nước dưới máy chém của kẻ thù.
Cho nên, Halberstam đã nhấn mạnh về tuổi già vô dụng của Phan Bội Châu và sự tin tưởng Pháp không dám ra tay sát hại ông. Gần như Halberstam chỉ lập lại những biện bạch do chính Hồ Chí Minh (hoặc một phụ tá) nêu ra trong các buổi họp cho rằng Phan Bội Châu già yếu không còn thích hợp với việc đấu tranh và cho rằng người Pháp không dám xử tử Phan Bội Châu.
 Lúc đó Phan Bội Châu mới 58 tuổi và là nhân vật nổi bật đối với cả quần chúng trong nước lẫn chính giới Nhật Bản – Trung Hoa nên biện bạch trên không phản ảnh thực tế mà chỉ xuất phát từ dụng tâm cố tình triệt hạ.
Về sự tin tưởng người Pháp không dám xử tử Phan Bội Châu thì có thể coi như cách trấn an để ai còn nghi ngại sẽ xuôi theo chứ không dựa trên cơ sở nào.
Thực ra, theo các tác giả khác, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề hy sinh Phan Bội Châu để tạo một biểu tượng đấu tranh và đã nói hành vi xử tử Phan Bội Châu sẽ gây căm phẫn trong quần chúng tức là không che giấu ý định đẩy Phan Bội Châu vào cái chết để khai thác.
Dù nhìn sự việc theo cách nào, việc Phan Bội Châu rơi vào tay mật thám Pháp đã đem lại cho Hồ Chí Minh nhiều lợi điểm trong bước đầu phát triển ảnh hưởng.
Trước hết là cảnh huống đột ngột mất ngọn đuốc chỉ đạo của những người đang hoạt động chống Pháp tại Trung Hoa – Thái Lan, vì hầu hết những người này đều hưởng ứng phong trào Đông Du hoặc hưởng ứng các hội đoàn chịu ảnh hưởng Phan Bội Châu. Mất Phan Bội Châu, tất cả trở thành mất phương hướng nên dễ dàng ngả theo tuyên truyền Cộng Sản hoặc dễ dàng liên kết với Cộng Sản để sẽ trở thành công cụ. Chứng cớ cụ thể là ngay những người từng có nhiều năm tranh đấu như Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần… cũng trở thành con cờ bị vận dụng từ thập niên 1930.
Kế tiếp, sự vắng mặt của Phan Bội Châu đã mở ra khung cửa lớn cho những nỗ lực tiếp cận với chính quyền Trung Hoa Dân Quốc. Cánh cửa đó từ trước gần như bị che khuất bởi uy danh Phan Bội Châu thì lúc này luôn bỏ ngỏ cho bất kỳ kẻ nào khôn khéo. Hồ Chí Minh có lợi thế hơn bất kỳ ai hết vì có Quốc Tế Cộng Sản yểm trợ sau lưng trong lúc chính quyền Trung Hoa đang thi hành chính sách Liên Nga Dung Cộng. Tình hình này giúp Hồ Chí Minh dễ dàng tranh thủ sự ủng hộ của nhiều nhân vật chính quyền Trung Hoa, thậm chí nhận được cả sự ủng hộ của phu nhân lãnh tụ Tôn Dật Tiên, bà Tống Khánh Linh,
Thuận lợi hơn nữa là khung cảnh đấu tranh gần như hoàn toàn mới ở trong nước, nhất là quyết định thủ tiêu Việt Nam Quang Phục Hội do chính Phan Bội Châu đưa ra chưa kịp có bước tiếp nối.
Biến cố Phan Bội Châu bị bắt khiến nhiều tầng lớp quần chúng thức tỉnh, đồng thời khó tránh gây hoang mang cho các hội đoàn đấu tranh dưới ảnh hưởng của Phan Bội Châu đang chưa biết tiến lui ra sao. Có thể hình dung địa bàn quốc nội gần như bỏ ngỏ cho những ai đã có định hướng khai thác.
Điều này đã giải thích về sự phát triển tương đối mau chóng của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội là tổ chức do một Tổng Bộ lãnh đạo gồm người Cộng Sản nhưng vẫn tuyên truyền đường lối Tam Dân Chủ Nghĩa, vẫn trưng hình Tôn Dật Tiên, Phạm Hồng Thái và nhất là vẫn không rời danh nghĩa Phan Bội Châu.
Thuận lợi đáng kể hơn hết đối với bản thân Hồ Chí Minh là dẹp xong một trở ngại lớn. Từ tháng 6-1923, Hồ Chí Minh đã có mặt tại Liên Xô, được chọn là ủy viên Quốc Tế Nông Dân, được huấn luyện tại Đại Học Cộng Sản Mạc Tư Khoa, được kết nạp vào Đệ Tam Quốc Tế công tác tại Cục Phương Đông và nhất là đặt trọn niềm tin vào lãnh tụ Lênin như đã viết trên báo Pravda ngày 27-1-1924: “Khi còn sống, Người là cha, là thầy, là đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cách mạng xã hội. Lênin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”. (16)  
Với niềm tin này, Hồ Chí Minh nhìn thấy Phan Bội Châu vốn nhiệt thành yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc chắc chắn không bao giờ tôn thờ Lênin. Như thế, dù muốn dù không, Phan Bội Châu đã trở thành kẻ đại địch, nhất là với vị thế và uy tín mà Phan Bội Châu đang có.
Nhiệm vụ của Hồ Chí Minh tại Cục Phương Đông sẽ hết sức nặng nề trong trường hợp Phan Bội Châu tiếp tục tồn tại để lãnh đạo các phần tử đấu tranh. Trong quan điểm chiến lược sách lược do Lênin vạch ra, vấn đề liên minh là trọng yếu nhưng chỉ có thể liên minh trong tư thế nắm vững quyền chỉ đạo. Phương sách đối phó duy nhất trong trường hợp gặp những kẻ cản trở thế liên minh này là loại trừ. Việc Phan Bội Châu bị vĩnh viễn loại khỏi chính trường hoàn toàn phù hợp với quan điểm chiến lược sách lược mà Lênin đã vạch ra.
Tuy vậy, vẫn có những tác giả tránh né đề cập hoặc bác bỏ việc Hồ Chí Minh bán đứng Phan Bội Châu.
Trước hết, hết thẩy các tác giả Cộng Sản Việt Nam đều không bao giờ nhắc đến việc này. Một câu viết gần như trở thành khuôn đối với các tác giả này là gán cho người nhắc đến vấn đề những từ xuyên tạc, vu cáo và cũng không nói rõ xuyên tạc, vu cáo điều gì. Chẳng hạn, trong Phan Bội Châu niên biểu, nơi bài mở đầu, Chương Thâu viết: “Về nguyên văn chữ Hán, Phan Bội Châu niên biểu có khá nhiều bản, trong số này, may mắn còn bảo tồn được hai bản gốc có thủ bút của cụ Phan (bản của Huỳnh Thúc Kháng và bản của Anh Minh)… Ông Nguyễn Văn Xuân … đã chỉ trích sai lầm đối với giới học thuật miền Nam lúc đó là vì sao lại không tin, không dựa vào Anh Minh? Theo chúng tôi, sở dĩ người ta không thể tin Anh Minh vì chính Anh Minh đã có nhiều việc làm khuất tất, mờ ám, nhất là y đã cố tình xuyên tạc tài liệu Phan Bội Châu để nhắm mục đích chống Cộng một cách khá lộ liễu” (17).
Cũng trong Phan Bội Châu niên biểu, đoạn Phan Bội Châu nhắc đến việc giao dịch với Hồ Chí Minh, Chương Thâu đã nhấn mạnh mấy chữ  “ông đã nhiều lần viết giấy cho tôi” và ghi thêm trong chú thích như sau: Ở đây ta chú ý là: đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã trao đổi với cụ Phan bằng thư từ chứ không phải trực tiếp bàn bạc, vì khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu thì cụ Phan đã đi Hàng Châu từ trên dưới một tháng rồi. (18) 
Có thể Phan Bội Châu không gặp Hồ Chí Minh tại Quảng Đông, nhưng ở đây dụng ý của Chương Thâu chỉ muốn đẩy xa Hồ Chí Minh khỏi vụ án Phan Bội Châu.
Trong khi đó, một tài liệu khác của Cộng Sản Việt Nam giao cho UNESCO là tập Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài của Đặng Hòa lại dành nhiều trang tả cuộc gặp gỡ rất thân thiết giữa 2 người như sau: “Với địa chỉ do cơ quan Borodin cung cấp, ông Nguyễn lên Hàng Châu tìm gặp cụ Phan Bội Châu.  Sau hai mươi năm trời mới gặp lại, ông thấy cụ vẫn quắc thước và tràn đầy nhiệt huyết như xưa. Còn cụ Phan, cụ rất mừng khi gặp lại ông Nguyễn, con trai cụ Phó Bảng làng Sen thân thiết. Những năm đầu thế kỷ, khi cụ khởi xướng phong trào Đông Du, đã có lần cụ ngỏ ý với cụ Phó Bảng để anh Nguyễn lúc đó mới 14 tuổi đi theo con đường của cụ. Nhưng người thiếu niên của dòng họ Nguyễn Sinh đó đã đi con đường của riêng anh, con đường khác với các bậc cha chú đương thời.
Gặp lại nhau, hai bác cháu hàn huyên trò chuyện. Những kỷ niệm của quá khứ được nhắc đến. Ông Nguyễn còn đọc lại cho cụ Phan nghe hai câu thơ trong cuốn Túy Viên mà 23 năm trước, năm 1901 trong bữa rượu say với cụ Phó Bảng tại nhà ông Nguyễn, cụ Phan đã đọc:
Mỗi phận bất vong ghi trúc bạch
Lập thân tối hạ thị văn chương
(Mỗi bữa không quên ghi sử sách
Lập thân hèn nhất là văn chương)
……
Trong cuộc đàm luận, cụ Phan đã giới thiệu với ông Nguyễn danh sách 14 người yêu nước đã cùng cụ hoạt động bấy lâu. Trong danh sách đó, có một số thanh niên mà cơ quan Borodin đã cung cấp cho ông hôm trước.
Vài năm sau cuộc hội kiến lịch sử này, khi Phan Bội Châu đã trở thành Ông Già Bến Ngự để quãng đời cuối cùng trôi qua trên đất Huế, đã có đôi lần khi các thanh niên yêu nước hỏi cụ:
– Bây giờ cụ về nước thì ở nước ngoài còn có người Việt Nam nào thay cụ dẫn dắt đồng bào được nữa?
Cụ đã không ngần ngại mà trả lời rằng:
– Vẫn còn, còn có Nguyễn Ái Quốc, ông Nguyễn giỏi hơn tôi, ông sẽ làm được việc đó! (19)
Tuy viết dài về cuộc gặp gỡ, Đặng Hòa không nhắc một chữ đến việc Phan Bội Châu bị mật thám Pháp bắt mà còn vẽ ra sự ngưỡng mộ cảm phục của Phan Bội Châu đối với Hồ Chí Minh bằng một chứng liệu vu vơ, nhất là nhắc đến cái tên Nguyễn Ái Quốc mà Hồ Chí Minh giấu kín vào lúc đó.
Một tài liệu khác của Cộng Sản Việt Nam đề cập tới vụ này cũng không với một tình tiết nào ngoài việc đặt Phan Bội Châu dưới sự dắt dẫn của lãnh tụ Hồ Chí Minh – một điều không thể nào có chiếu theo hoàn cảnh thực tế lúc đó tại Hoa lục: “Trên đường đi từ Hàng Châu tới Quảng Đông dự kỷ niệm một năm ngày liệt sĩ Phạm Hồng Thái hy sinh trong vụ nổ bom mưu sát Toàn Quyền Đông Dương Meclanh ở Sa Điện, cũng nhân đó để gặp gỡ các đồng chí của mình tiến hành cải tổ Việt Nam Quốc Dân Đảng theo gợi ý của Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu bị mật thám Pháp bắt cóc ở nhà ga Thượng Hải và đưa về Việt Nam. Sự kiện này đã cắt đứt những khả năng tốt đẹp của Phan có thể vươn tới trong sự nghiệp cứu nước của mình dưới tác động của tình hình cách mạng thế giới và của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc” (20)  
Riêng Hồ Chí Minh gần như tuyệt đối không nhắc đến vụ Phan Bội Châu bị bắt. Trong các bài viết, Hồ Chí Minh luôn kể lại những ngày thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, nhưng chỉ một lần nói tới tên Phan Bội Châu khi dùng bút hiệu Trần Dân Tiên và gần như còn đặt nội vụ vào một thời gian khác hẳn: “Vừa nghiên cứu làm việc để sống, ông Nguyễn vẫn ra sức làm việc cho tổ quốc mình. Ông bắt đầu tổ chức đồng bào Việt kiều ở Trung Quốc. Tổ chức này gọi là Hội Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí…
Hoạt động của Hội Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí bắt đầu lan vào trong nước. Thực dân Pháp gián tiếp giúp đỡ rất nhiều.
Vì sao vậy?
Trong khi tài liệu và báo chí của ông Nguyễn bí mật lọt vào nước rất khó khăn thì bọn thực dân làm to chuyện để yêu cầu đàn áp. Đó là một quảng cáo rất tốt cho công việc của ông, làm cho đồng bào chú ý, làm cho họ càng thích được nghe tuyên truyền cách mạng.
Hơn nữa, thực dân Pháp đã phạm một sai lầm là bắt nhà lão sĩ yêu nước Phan Bội Châu, lúc bấy giờ ở Trung Quốc và muốn kết án tử hình cụ Phan. Tất cả nhân dân Việt Nam nổi dậy chống lại vụ án này và yêu cầu thả cụ Phan. Chưa bao giờ có một phong trào quần chúng rộng rãi như vậy. Đây là một dịp tốt cho ông Nguyễn tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước. (21)
Trong lúc các tác giả Cộng Sản Việt Nam tránh né vấn đề thì William J. Duiker dựa vào mối nghi ngờ của Phan Bội Châu để bác bỏ việc Hồ Chí Minh dính vào việc bán người.
Duiker viết chính Phan Bội Châu đã cho biết kẻ chỉ điểm cho Pháp bắt mình là Nguyễn Thượng Huyền.
Thực ra, qua những dòng trong Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu chỉ cho biết được nghe nói như thế và tin theo chứ không hề xác định với bằng chứng nào. Sự việc này đã được sử gia Phạm Văn Sơn đề cập và cho rằng Phan Bội Châu nghi oan cho Nguyễn Thượng Huyền.
Chính Nguyễn Thượng Huyền đã lên tiếng khi biết nội vụ vào dịp về Việt Nam – “khoảng năm 1965, cụ Nguyễn Thượng Huyền có về Việt Nam và đăng một bài cải chính nói rõ vụ việc trên tờ “Bách Khoa” số 73”. (22)  
Như vậy, trong ba người được nêu tên liên hệ đến vụ bán người thì hai người đã lên tiếng. Nguyễn Thượng Huyền đối diện thẳng với vấn đề để chứng minh sự vô can của mình còn Lâm Đức Thụ, theo ghi nhận của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, đã khoe đó là thành tích do chính mình đạt được.
Vào năm 1925, Lâm Đức Thụ là người thân tín của Hồ Chí Minh được dành cho vai trò lãnh đạo cao nhất của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội nên không thể không bàn bạc với Hồ Chí Minh về mọi công việc.
Ngoài ra, những người từng có mặt trong tổ chức trên như Lê Dư, hoặc quan trọng hơn nữa như Vương Thúc Oánh đều cho biết sự việc đã diễn tiến ra sao.
Cho nên chỉ dựa vào việc Phan Bội Châu nghi ngờ Nguyễn Thượng Huyền thay vì Hồ Chí Minh chưa thể đủ lý do để kết luận. Đối với Phan Bội Châu, cả Nguyễn Thượng Huyền lẫn Hồ Chí Minh đều như con cháu nên đều được tin cậy. Phan Bội Châu nghi Nguyễn Thượng Huyền chỉ vì Nguyễn Thượng Huyền đang ở kề cận biết rõ hành trình của mình và đã có người tới nói rằng Nguyễn Thượng Huyền làm việc đó.
Dù biện minh của Duiker được đánh giá ra sao thì vẫn cho thấy Duiker không nhìn vấn đề như Halberstam mà coi hành vi bán người là điều không thể chấp nhận.
Duiker vốn ngưỡng mộ Hồ Chí Minh nên cố đẩy hành vi này cho kẻ khác. Tuy nhiên, Duiker không thể phủ nhận một sự việc hiển nhiên là lời cáo buộc của Hà Huy Tập về trách nhiệm của Hồ Chí Minh trong việc đẩy hàng trăm người vào tay mật thám Pháp.
Trong tác phẩm của mình, Duiker đã ghi: “...Hà Huy Tập nhân dịp báo cáo gửi Mạc Tư Khoa về kết quả của đại hội đảng, đã tấn công thêm mấy đòn vào Nguyễn Ái Quốc. Trong thư ngày 31-3-(1932) gửi cho Dalburo, ông đã ghi là các đảng viên ở Đông Dương và Xiêm đang công khai đấu tranh chống di sản của ý thức hệ “cách mạng dân tộc” của Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội và lãnh tụ của tổ chức này là Nguyễn Ái Quốc. Tập đề xuất buộc Quốc phải tự kiểm điểm để nhìn nhận đã phạm sai lầm trong quá khứ...
“Mấy tuần sau Tập trở lại tấn công Quốc, bảo nhiều đại biểu của đại hội Macao đã quy trách, ít nhất một phần, cho Quốc về vụ hơn 100 đảng viên của Đông Dương Cộng Sản Đảng, và của Thanh Niên Đồng Chí Hội bị Pháp bắt. Vì Quốc đã biết Lâm Đức Thụ là gián điệp mà vẫn dùng. Tập cũng cáo buộc Quốc đã bất cẩn bắt mỗi học viên ở học viện Quảng Đông phải nộp cho Quốc một tấm ảnh, cũng như tên, họ, địa chỉ của thân nhân. Những tài liệu này sau rơi vào tay Pháp. Vì vậy “Quốc không bao giờ có thể cho là mình không có trách nhiệm về những hành động đó”. (23)
Về việc này, Việt Thường cẩn thận hơn William J. Duiker, đã ghi nguyên văn một đoạn trong báo cáo của Hà Huy Tập gửi QT3 đề ngày 20-4-1935 như sau:
"Trước và sau đại hội của đảng, một số đồng chí khi nói chuyện với nhau thường bàn về đồng chí Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ). Họ cho rằng Quốc chịu trách nhiệm về việc mật thám bắt hơn 100  hội viên đoàn thanh niên, bởi vì:
a) Quốc biết rõ Lâm Đức Thụ là một tên khiêu khích nhưng vẫn làm việc với hắn.
b) Quốc đã phạm sai lầm khi yêu cầu mỗi thanh niên nộp hai bức ảnh, ghi rõ tên thật, địa chỉ, tên cha mẹ, ông bà, cụ kỵ cùng với tên của từ 2 đến 10 người bạn.
c) Ở trong nước, ở Xiêm (Thái Lan) và ở trong tù, người ta vẫn còn bàn tán đến trách nhiệm của Quốc, trách nhiệm mà anh ta không dám chối.” (24)
Theo Hà Huy Tập, Hồ Chí Minh đã sai lầm khi đòi hỏi những người gia nhập tổ chức phải khai rõ lý lịch, nộp hình ảnh và tin cậy Lâm Đức Thụ nên những tài liệu này rơi vào tay mật thám Pháp khiến hàng trăm người đã bị bắt.
Hà Huy Tập cũng cho rằng Hồ Chí Minh thiếu trung thành với tinh thần quốc tế vì tỏ ra nghiêng theo chủ nghĩa dân tộc.
So nguyên văn báo cáo của Hà Huy Tập với lời tường thuật của Duiker có một khác biệt là Hà Huy Tập không nói Đông Dương Cộng Sản Đảng mà chỉ nói hội viên đoàn thanh niên trước đó tức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội do Hồ Chí Minh giao cho Lâm Đức Thụ lãnh đạo một thời gian.
Về việc này, Duiker viết:  “Có lẽ Nguyễn Ái Quốc đã được đọc những báo cáo như thế (của HHT) khi chúng đã tới Mạc Tư  Khoa. Ông ta nghĩ gì về lời phê bình của Tập đối với hành động của ông thì không biết. Nhưng thái độ chung của ông được bộc lộ trong một lá thư gửi cho ai đó ở Bộ Phương Đông vào tháng 1-1935: Ông than phiền rằng trình độ hiểu biết về chủ nghĩa lý thuyết của các học viên Đông Nam Á từng theo học ở Mạc Tư Khoa rất thấp. Nhiều người không hiểu thế nào là cách mạng dân chủ tư sản, hay thế nào là sự liên hệ của cách mạng ruộng đất với chính nghĩa chống đế quốc...” (25)
Hồ Chí Minh chê những sinh viên Đông Nam Á – trong đó có Trần Phú, Hà Huy Tập đã phê bình ông – là đúng vì quả tình họ không hiểu cách hành động của Hồ Chí Minh và cũng chưa nắm vững quan điểm chiến lược sách lược liên minh giai đoạn của Lênin.
Vận dụng chiêu bài chủ nghĩa dân tộc trong thời điểm đó là một bước đi sách lược cần thiết. Vì chỉ bằng bước đi này mới có thể xâm nhập các tổ chức và cuốn hút quần chúng để gây dựng lực lượng.
Bước đi cần thiết thứ hai là không nương tay với những phần tử cản đường và Hồ Chí Minh đã trù liệu đối phó bằng sự mượn tay mật thám Pháp nên kết thân với Lâm Đức Thụ là người đang cộng tác với Pháp.
Dù đã nắm được tổ chức Tâm Tâm Xã xoay chuyển thành Việt Nam Thanh Niên Đồng Chí Hội, Hồ Chí Minh vẫn hiểu hầu hết hội viên của tổ chức này thuộc hàng ngũ quốc gia yêu nước. Do đó, yêu cầu khai rõ lý lịch với các chi tiết về nơi ở, người thân khi có việc cần và nộp hình không phải khuyết điểm như Hà Huy Tập đã nghĩ mà là một việc được tính kỹ để thanh toán các phần tử sẽ biến thành trở ngại như phản đối chủ nghĩa Cộng Sản hoặc thiếu trung thành với Đệ Tam Quốc Tế. 
Khi xẩy ra các sự việc này, Hồ Chí Minh chỉ cần nhắc Lâm Đức Thụ cung cấp tài liệu cho mật thám Pháp.
Cho nên, mặc dầu có những báo cáo trên, Hồ Chí Minh vẫn được tin cậy ở vai trò cán bộ đại diện Đệ Tam Quốc Tế tại Đông Nam Á, còn những người như Trần Phú, Hà Huy Tập dù nối tiếp nhau giữ chức tổng bí thư Đông Dương Cộng Sản Đảng vẫn chỉ là cán bộ thuộc một chi bộ địa phương.
Những báo cáo của Hà Huy Tập không tác hại tới vị thế của Hồ Chí Minh nhưng là chứng liệu cụ thể về tương quan giữa Hồ Chí Minh với mật thám Pháp vào những năm cuối thập niên 1920 đầu thập niên 1930. Mối tương quan này đã khiến hàng trăm người yêu nước rơi vào vòng tù tội do bàn tay của Hồ Chí Minh.
Vì thế, việc bán Phan Bội Châu cho mật thám Pháp có thể coi là sự việc khơi gợi cho một phương pháp hành xử của Hồ Chí Minh và cũng có thể coi là hành vi mở đầu cho một phương pháp đã được trù tính trước.
Trong sự biện bạch, Duiker cố loại Hồ Chí Minh khỏi vụ bán Phan Bội Châu và có những lời lẽ lấp lửng để người đọc thấy hàng trăm người bị bắt về sau chỉ do Hồ Chí Minh lầm tin Lâm Đức Thụ. Nhưng cũng chính Duiker đã quả quyết Hồ Chí Minh luôn nắm vững đường lối đấu tranh Lênin tức là tín đồ cuồng nhiệt của chủ thuyết bá đạo Sergey Nechayev. Mọi lời biện bạch trở nên không cần thiết vì với một người như thế, việc gì cũng có thể xảy ra. 
Riêng với Phan Bội Châu dù tên tuổi luôn được các tác giả Cộng Sản Việt Nam nhắc đến như một vết son tô điểm thêm cho huyền thoại Hồ Chí Minh, nhưng chính Hồ Chí Minh từng nêu rõ ý mình như sau: “Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. (26)
Đẩy một kẻ “rước beo cửa sau” vào tù ngục hoặc vào cõi chết đâu có phải điều khó khăn với một người đã chọn bá đạo làm phương châm hành động.
Vả lại, từ sau khi qua các lớp huấn luyện tại Mạc Tư Khoa, Hồ Chí Minh đã chọn con đường không chấp nhận tinh thần yêu nước là yêu dân tộc. Từ giữa năm 1923, đối với Hồ Chí Minh, yêu nước là phải yêu xã hội chủ nghĩa.
Phan Bội Châu đã quay lưng lại với xã hội chủ nghĩa ngay từ cuộc gặp gỡ đại diện Nga tại Bắc Kinh năm 1920 do tinh thần yêu dân tộc.
Vì thế, nếu Phan Bội Châu bị đối xử như cách đối xử dành cho những phần tử thuộc Tâm Tâm Xã không chấp nhận Cộng Sản sau năm 1925 cũng là chuyện bình thường.
CHÚ THÍCH
CHƯƠNG 45
___________________________
 
(01) Phan Bội Châu Niên Biểu hay Tự Phán là tác phẩm được biên soạn trong thời gian Phan Bội Châu bị quản thúc tại Huế từ 1925 đến 1940. Tác phẩm viết bằng Hán văn do chính Phan Bội Châu tự dịch ra Việt văn, mang tính hồi ức về nhiều nhân vật, sự việc đã qua từ thời thiếu niên tới lúc bị bắt đưa về Huế và được in thành tập 6 của bộ Phan Bội Châu Toàn Tập do Chương Thâu biên soạn, Nxb Thuận Hóa, Huế 1990. Phan Bội Châu Niên Biểu đã được Nguyễn Khắc Ngữ chú giải, Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa ấn hành tại Saigon 1973 và được Huy Phong – Yến Anh sưu tầm trích lại trong Exploring the Hồ Myth, Thằng Mõ, Cali xb 1998.
(02) Ngoài Phong trào Duy Tân và Đông Du, Phan Bội Châu còn sáng lập Việt Nam Quang Phục Hội, Việt Nam Cống Hiến Hội, Tâm Tâm Xã, và ba tổ chức có tính liên quốc gia Chấn Hoa Hưng Á Hội, Đông Á Đồng Minh Hội, Điền Quế Việt Liên Minh Hội. Ông cũng là người có sáng kiến phát hành Việt Nam Quang Phục Quân Quân Dụng Phiếu để gây quỹ hoạt động cách mạng...Ông đã có những trước tác khá quan trọng như  Liên Á Sơ Ngôn, Tân Việt Nam  toàn thư, Ngục Trung Thư…          
(03) Phan Bội Châu Toàn Tập - Nxb Thuận Hóa, Huế 1990 – Tập 6,  tr. 271-273. Theo chú thích thì tên người Nga trưởng đoàn Du Hoa Đoàn có thể là Iurine Voitinski, tên Nga của viên tham tán (được gọi là Lạp tiên sinh) là Khodorov và tên đại sứ Nga lúc đó là Karakhan.
(04) Nguyên văn trong Phan Bội Châu niên biểu, bản do Chương Thâu biên tập: “Nguyễn Ái Quốc tiên sinh từ Mạc Tư Khoa kinh thành nước Nga về đến Quảng Đông, ý ông chưa lấy chương trình, đảng cương này làm hoàn thiện, ông đã nhiều lần viết giấy cho tôi, bảo phải sửa sang nhuận sắc lần nữa, nhưng chưa được bao lâu thì tôi bị bắt về Hà Nội”.
          Phan Bội Châu niên biểu, bản do Phạm Trọng Điềm và Tôn Quang Phiệt chép là: “…thường thường bàn với tôi nên sửa đổi lại…”
Phan Bội Châu niên biểu, bản do Nguyễn Khắc Ngữ chú giải chép là: “…ông đã nhiều lần nhắc tôi thay đổi…”
(05)  Tức ngày 30-6-1925.
(06)-(08)  Phan Bội Châu Toàn Tập – Nxb Thuận Hóa, Huế 1990 – Tập 6,  tr. 290-291, 289-290
(07)-(22)  Việt Sử Tân Biên – Phạm Văn Sơn,  Sàigòn 1972 –  Q.7,  tr. 254, 229
(09)  Vietnam, a dragon embattled – Joseph Buttinger, Tome I, tr. 153
(10)  Cuộc đời Cách Mạng – Cường Để, Saigon 1968,  tr. 121
(11)  Huyền thoại Cộng Sản – Hoàng Duy Hùng, Hưng Việt, Cali 1999,  tr.139-140
(12)  Theo Những bí ẩn lịch sử đàng sau cuộc chiến Việt Nam – Lữ Giang, Cali, 1998,  tr. 69-72.
(13)  North Việt Nam Today –  J.P Honey,  tr. 4.
(14)  Ám chỉ Lâm Đức Thụ.
(15)  Ho –  David Halberstam,  tr. 44- 45.
(16)  Biên niên tiểu sử –  Tập I,  tr. 210
(17)-(18)  Phan Bội Châu Toàn Tập – Nxb Thuận Hóa, Huế 1990 – Tập 6,  tr. 23 & tr.288
(19)  Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài – UNESCO … Hà Nội 1999,  tr. 96-98
(20)  Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919-1945– Nxb Giáo Dục, Hà Nội 2001,   tr.90-91
(21)-(26)  Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch – Nxb Văn Học 2001, tr. 71-72,  11
(23)-(25)  Ho Chi Minh, a life – Duiker, tr. 222.
(24)  Sự tích con yêu râu xanh – tr. 271