Saturday, September 23, 2006

CHÚ THÍCH CHƯƠNG 51

(01)  Tín đồ cộng sản là từ do chính đảng Cộng Sản Đông Dương dùng để gọi các đảng viên. Trong nghị quyết ngày 5-11-1945 tự giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương được Hồ Chí Minh công bố ngày 11-11-1945 có câu: “Những tín đồ của chủ nghĩa Cộng Sản muốn tiến hành việc nghiên cứu chủ nghĩa sẽ gia nhập Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư ở Đông Dương”
(02) Vẹm là từ ngữ xuất hiện từ chữ VM viết tắt của Việt Minh với hàm nghĩa nói dối. Tiếng Vẹm rất phổ biến trong quần chúng Việt Nam từ 1945: Nói dối như Vẹm…
(03) Dùng thay cho tên Nguyễn Ái Quốc mang từ khi gia nhập đảng Xã Hội Pháp đầu năm 1919 và được nhắc tới nhiều từ sau tháng 6-1919.
(04)  Bác Hồ trên đất nước Lenin – Hồng Hà,  tr. 190
(05)  Mặt Thật – Thành Tín,  tr. 120-121
(06)  Xin xem Hồ Chí Minh, tên phản quốc … – Nguyễn Phương Minh .
(07) Biên niên tiểu sử – Tập I,  tr. 224
(08)  Những năm tháng không thể nào quên – Võ Nguyên Giáp,   tr. 13
(09)  A Dragon Embattled – Buttinger, tr.402 viết về khung cảnh Việt Nam sau hiệp ước 6-3-1946: “...Những cuộc tuần tiễu hỗn hợp Pháp – Việt Minh được thành lập để giữ trật tự và đề phòng bạo động chống Pháp thêm nữa. Nhưng đó mới chỉ là bước đầu. Những bước tiếp theo cho thấy Việt Minh đã nhìn ra rằng đây là dịp tốt để họ tiêu diệt các đảng thân Trung Hoa và người Pháp vốn coi phe quốc gia không thể thỏa hiệp còn tệ hơn phe cộng sản chịu hợp tác nên quyết định ủng hộ Việt Minh trong vấn đề này. Nhằm mục đích loại trừ kẻ thù không cộng sản, Pháp đã trở thành đồng minh tạm thời của Việt Minh.”
(10) Nguyên văn tiếng Pháp: “La France reconnait solennellement l’indépen-dance du Vietnam auquel il appartient de réaliser librement son unité. De son côté, le Vietnam proclame son adhésion à l’Union Francaise en qualité d’État associé à la France. L’indépendance du Vietnam n’a d’autres limites que celles que lui impose son appartenance à l’Union Francaise”.
(11) Trong The Struggle For Indochina, Ellen J. Hammer ghi Quốc Hội Pháp phê chuẩn Thỏa Ước Élysée ngày 23-4-1949. Thực ra vào ngày trên chỉ mới có việc Hội Đồng Lãnh Thổ Nam Kỳ thông qua sáp nhập Nam Kỳ vào Việt Nam. Từ đó cho tới ngày 2-2-1950 là ngày Quốc Hội Pháp phê chuẩn bản thỏa ước, giao dịch giữa Việt Nam và Pháp chỉ dựa trên văn thư chính thức giữa các đại diện hành pháp là Auriol, Pignon và Bảo Đại.
(12)-(14)-(15)-(16)-(17)-(18)  Mặt thật – Bùi Tín, tr. 99, 128-129 & 134,  39, 91, 99, 98-102
(13) Vision accomplished? – Nguyễn Khắc Huyên –  tr. 260
(19) 21 tài liệu gồm thư của Nguyễn Sinh Huy (cha Hồ Chí Minh) gửi Khâm Sứ Trung Kỳ, thư của Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) gửi Khâm Sứ Trung Kỳ, công văn của Sở Mật Thám Trung Kỳ, lời khai của trưởng làng Kim Liên, lời khai của các hương chức Kim Liên, lời khai của Nguyễn Tất Đạt (anh Hồ Chí Minh), lời khai của bà Nguyễn Thị Thanh (chị Hồ Chí Minh), ghi chép của Sở Mật Thám Nam Bộ, điện của Toàn Quyền Đông Dương …
(20) Từ thời Minh Mệnh, bãi bỏ chức Trạng Nguyên nhưng thêm Phó Bảng là bậc cuối cùng trong 5 cấp đậu trong kỳ thi Hội theo thứ tự sau: Bảng Nhãn, Thám Hoa, Hoàng Giáp, Đồng Tiến Sĩ  Xuất Thân và Phó Bảng. 
(21) Nguyễn Lý Tưởng, tác giả Thuyền Ai Đợi Bến Văn Lâu (Tác giả XB,  Nam Cali, 2001) cho biết, theo lời kể của ông Võ Như Nguyện, con cụ Võ Bá Hạp bạn thân và đồng môn với cụ Phan Bội Châu (tuy kém Phan 10 tuổi), ông  Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ ông Hồ, sau khi vợ chết và bị mất chức,  đã đem ba người con là  Nguyễn Thị Thanh tức Kim Liên, Nguyễn Tất Đạt tức cả Khươm hay Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Côn tức Nguyễn Tất Thành vào Huế gửi ông nội của ông Nguyện là cụ Võ Văn Giáp trông coi hộ. Ông Võ Như Nguyện cũng kể rằng, khi ông bị Việt Minh bắt sau cách mạng Tháng Tám, chính ông Nguyễn Tất Đạt, tức Cả Khiêm đã tự động can thiệp với Trần Hữu Dực lúc ấy là chủ tịch Việt Minh Trung Bộ thả ông, vì nhớ ơn gia đình ông. Hiện ông Võ Như Nguyện sinh sống tại Pau, miền Nam nước Pháp. - xem SĐD trang 73- 75.
(22)  Một đoạn thư của Hồ Chí Minh ký tên Paul Tất Thành viết ngày 15-12-1912 như sau: “J’ose même désirer vous prier de bien vouloir lui accorder un emploi comme Thừa Biện des Bộ ou Huấn Đạo, Giáo Thụ, afin qu’il puisse se gagner sa vie sous votre haute bienveillance. En espérant que votre bonté ne refuserait la demande d’un enfant qui, pour remplir son devoir, n’a l’appui que vous et en attendant votre réponse, veuillez agréer, Monsieur le Résident Supérieur, les respectueuses salutations de votre filial peuple et reconnaissant serviteur”. PAUL TẤT THÀNH,  New York  le 15 Décembre 1912 – Tôi cầu mong Ngài vui lòng cho cha tôi được nhận một công việc như Thừa Biện ở các Bộ hoặc là Huấn Đạo hay Giáo Thụ để cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quý của Ngài. Với mong mỏi lòng tốt của Ngài sẽ không từ chối lời yêu cầu của một đứa con chỉ còn biết dựa vào Ngài để làm bổn phận của mình, xin Ngài Khâm Sứ nhận những lời chào kính cẩn của người dân-con và kẻ tôi tớ chịu ơn Ngài.”
(23) Những mẩu chuyện trong đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch – Trần Dân Tiên,  tr. 90-91
(24)  Đêm giữa ban ngày – Vũ Thư Hiên,  tr.251
(25) Vietnam, le dossier noir du Communisme – Michel Tauriac – Bản Việt ngữ,  tr. 82.
(26)  Về TUYÊN TRUYỀN có hàng trăm đề tài để nói. Chỉ xin đưa một ví dụ rất đơn giản về TIN ĐỒN. Một cán bộ được huấn luyện về tuyên truyền sẽ biết cách tạo ra tin đồn sao cho có nội dung gần với sự thật, nhưng không phải sự thật rồi chọn đúng nơi, đúng lúc, đúng người để gieo cái tin đồn đó. Nó khởi sự bằng cách khoác cái áo mờ ảo “nửa thật nửa giả”. Những tin đồn loại đó sẽ tạo ra huyền thoại và nhiều huyền thoại sẽ tạo nên thần tượng. Không có huyền thoại không có thần tượng. Do đó thần tượng Hồ Chí Minh đã được tạo nên bởi phần lớn những huyền thoại do chính ông Hồ tạo nên trong tác phẩm tự kể về mình theo phương pháp “vẽ rồng không có đuôi”. Huyền thoại còn được tạo nên bằng tin đồn do cán bộ tuyên truyền và khuấy động quần chúng sáng tác, được lặp đi lặp lại qua bộ máy truyền thông do họ nắm độc quyền. Khi đã giữ độc quyền truyền thông thì dễ dàng chi phối các tin đồn và đối phương hay dân chúng không có cách gì kiểm tra hay cải chính. Chính vì thế, ngay sau ngày 19 tháng 8 năm 1945, Việt Minh đã nắm ngay đài phát thanh và đặt mọi tờ báo dưới quyền Trần Huy Liệu bộ trưởng bộ tuyên truyền.
(27)  Xin xem Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến cố – Nguyễn Minh Cần
(28)-(29)  Sách Lược Xâm Lăng của Cộng Sản – Minh Võ, Saigon 1970, t. 68

No comments: